Loading


Chương trình 507/CTr-BNN-VP về công tác năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 507/CTr-BNN-VP
Ngày ban hành 18/02/2014
Ngày có hiệu lực 18/02/2014
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 507/CTr-BNN-VP

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2014

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC NĂM 2014

Để hoàn thành kế hoạch năm 2014 của ngành và thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ trên các lĩnh vực, tạo được chuyển biến trong thực tế nhằm nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng của ngành, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình công tác năm 2014 như sau:

I. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ để đạt các chỉ tiêu cụ thể: Tăng trưởng GDP đạt 2,6-3,0%; giá trị sản xuất tăng từ 3,1-3,5% so với năm 2013 (trong đó trồng trọt 2,0-2,5%, chăn nuôi 5,0-5,5%, lâm nghiệp 5,5-6,0%, thủy sản 3,5-4,0%); giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt 28,5 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới 500 xã.

1. Triển khai mạnh tái cơ cấu, phục hồi tăng trưởng của ngành

(1) Về công tác quy hoạch: tiếp tục rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nghề muối; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa bàn, từng địa phương, vùng, cả nước để vừa phát huy lợi thế của địa phương, vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung cầu thị trường.

Căn cứ vào các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm đã được phê duyệt, chỉ đạo các địa phương rà soát và đánh giá tình hình thực hiện để có những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt chú trọng rà soát, đánh giá đối với quy hoạch phát triển các cây công nghiệp.

(2) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch. Phát triển khoa học công nghệ là khâu ”đột phá” để thực hiện tái cơ cấu ngành. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình công nghệ sinh học, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Chương trình sản phẩm quốc gia...

(3) Tổ chức lại sản xuất thông qua việc tổng kết kinh nghiệm và phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý có hiệu quả trong thực tiễn, nhất là mô hình cánh đồng lớn; đẩy mạnh quá trình liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân, trước hết tập trung ở những vùng đã phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; khuyến khích hợp tác, liên kết theo chuỗi từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo đảm hài hòa lợi ích theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thực hiện lộ trình thoái vốn nhà nước và cơ cấu lại vốn đầu tư theo hướng tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, có thế mạnh và hiệu quả cao; Tổ chức thực hiện các giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nông lâm nghiệp chuyển đổi từ nông, lâm trường quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; xây dựng các mô hình HTX mẫu để nhân ra diện rộng.

(4) Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành: Nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kết và đánh giá các chính sách, hình thức đào tạo hiện nay để kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp. Phấn đấu, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề lên khoảng 23-24%.

Tiếp tục thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp và PTNT đã được phê duyệt; rà soát, đánh giá để bố trí, sắp xếp lại cán bộ nhằm tinh giảm bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý ngành.

(5) Thực hiện tái cơ cấu đầu tư để tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về tăng cường quản lý đầu tư công, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát, cắt giảm và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư, tập trung vào các công trình trọng tâm, cấp bách của ngành và công trình dở dang nhằm sớm đưa vào sử dụng. Tổ chức thực hiện các chính sách, rà soát tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

2. Ưu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

(1) Chương trình nông thôn mới

Tập trung huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, làm chuyển biến hạ tầng cơ bản cấp xã về các công trình: giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá (đối với miền núi), nhà văn hoá thôn, ấp. Đẩy mạnh đổi mới cơ cấu và phát triển sản xuất để tăng nhanh thu nhập cho cư dân nông thôn; mỗi thôn, xã căn cứ lợi thế, xây dựng ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung. Triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

(2) Các Chương trình giảm nghèo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo, tập trung nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện các chính sách về hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, dân tộc miền núi, dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

(3) Quy hoạch và điều chỉnh dân cư. Triển khai thực hiện các chính sách và giải pháp ổn định dân di cư tự do; ổn định đời sống, sản xuất sau tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; ổn định đời sống, sản xuất của người dân tại các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ĐBSCL, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hải đảo, vùng xung yếu và rất xung yếu, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; hạn chế dân di cư tự do và ổn định cho dân di cư đã đến trên địa bàn, nhất là khu vực Tây Nguyên. Thực hiện các dự án bố trí dân cư biên giới Việt-Trung; Việt-Lào, Việt Nam-Camphuchia theo quy hoạch.

(4) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Năm 2014, đưa tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh lên 84%, tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 63%; tiếp tục ưu tiên cho các công trình cấp nước sạch và VSMTNT các xã nông thôn mới, các vùng sâu, vùng xa; vùng ven biển; các vùng thường bị thiên tai hạn hán, lũ lụt; vùng nguồn nước bị ô nhiễm.

3. Phát triển thủy lợi, đầu tư hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Tiếp tục phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho thâm canh cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối; nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp, phục vụ đời sống dân cư... Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết của Chính phủ.

Hoàn thành các công trình đầu tư dở dang, công trình cấp bách hoặc có ý nghĩa kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng đảm bảo an toàn các hồ chứa, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, chống ngập tại các đô thị lớn, các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi, quản lý thuỷ nông. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi;

4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thực thi Luật ATTP; tổ chức triển khai các chương trình giám sát ATTP nông sản thủy sản theo kế hoạch, ưu tiên nhóm sản phẩm đang gây bức xúc về chất lượng, ATTP.

Triển khai Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt; chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho người tiêu dùng. Tiếp tục giải quyết các rào cản kỹ thuật liên quan đến xuất khẩu nông lâm thủy sản và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc động, thực vật nhằm ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng mất vệ sinh ATTP vào Việt Nam.

5. Quản lý, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường bền vững, hiệu quả; thích ứng với biến đổi khí hậu

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ