Loading


Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC năm 2022 về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 1603/CTPH-BTP-TANDTC
Ngày ban hành 19/05/2022
Ngày có hiệu lực 19/05/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Mai Lương Khôi,Nguyễn Văn Tiến
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP -
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1603/CTPH-BTP-TANDTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

GIỮA BỘ TƯ PHÁP VÀ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRỰC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;

Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất ban hành Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo đảm tiếp cận trợ giúp pháp lý kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

- Tăng cường số lượng trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là người thực hiện trợ giúp pháp lý) tham gia các phiên tòa, phiên họp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng;

- Bảo đảm đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc mà Tòa án nhân dân (TAND) thụ lý được giải thích đầy đủ, được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, phù hợp với người dưới 18 tuổi và các đối tượng đặc thù khác;

- Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (TTTGPLNN) với TAND trong việc trợ giúp pháp lý cho đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong việc thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý;

- TTTGPLNN, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các địa phương có thể sớm tiếp cận đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp;

- Các hoạt động phối hợp được triển khai kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được mục đích đặt ra của Chương trình.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian, địa điểm, phạm vi thực hiện

a) Thời gian thực hiện: 05 năm.

b) Địa điểm thực hiện: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Phạm vi thực hiện: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; TAND thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Nội dung thực hiện

a) Hình thức trực

- Trực tại trụ sở TAND: TTTGPLNN căn cứ vào tình hình thực tiễn để cử người trực tất cả các ngày làm việc hoặc một số ngày làm việc trong tuần tại trụ sở TAND.

- Trực qua điện thoại: TAND niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực tại TAND.

Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, các Tòa án lựa chọn hình thức trực tại trụ sở TAND hoặc trực qua điện thoại; TAND bố trí cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của TTTGPLNN trực tại trụ sở TAND hoặc kết nối với người trực qua điện thoại và tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý.

b) Nhân lực thực hiện

[...]
3