Loading


Chương trình phối hợp công tác 1249a/CTPH-UBDT-BTP năm 2014 giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020

Số hiệu 1249a/CTPH-UBDT-BTP
Ngày ban hành 13/11/2014
Ngày có hiệu lực 13/11/2014
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp,Uỷ ban Dân tộc
Người ký Giàng Seo Phử,Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN DÂN TỘC -
BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1249a/CTPH-UBDT-BTP

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2014

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC

GIỮA ỦY BAN DÂN TỘC VÀ BỘ TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Căn cứ Nghị định s84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp thống nhất xây dựng Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo vệ, lồng ghép vào các chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản nhằm thực hiện tốt Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2014 - 2020;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đxây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

2. Yêu cầu

- Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức;

- Định kỳ kiểm tra, sơ kết, tng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

Trong giai đoạn 2014 - 2020, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp (sau đây gọi là hai Bộ) tăng cường phối hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ sau:

1. Về công tác pháp luật, pháp chế

- Hai Bộ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến dân tộc thiu số và miền núi;

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm để Ủy ban Dân tộc tham gia ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh Chính phủ đề nghị liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiu s và min núi;

- Bộ Tư pháp mời Ủy ban Dân tộc tham gia với tư cách thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo có liên quan đến dân tộc thiu s và min núi; tham gia hội đồng thẩm định, hội đồng tư vấn thẩm định đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiu số và miền núi;

- Bộ Tư pháp tham gia ý kiến về mặt pháp lý, thẩm định kịp thời các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chính sách do Ủy ban Dân tộc xây dựng trình cấp có thẩm quyền, Ủy ban Dân tộc mời Bộ Tư pháp tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chính sách do Ủy ban Dân tộc chủ trì soạn thảo;

- Hai Bộ tăng cường phối hợp nghiên cứu, đưa các nội dung liên quan về phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đpháp luật hóa nhằm bảo tồn, phát huy, phát triển;

- Hai Bộ phối hợp tập huấn, đánh giá, sơ kết, tng kết việc thực hiện các chính sách dân tộc;

- Hai Bộ phi hp kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc, phát hiện kịp thời nhng thiếu sót, bất cập, hạn chế, không còn phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách dân tộc để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc xử lý theo quy định;

- Hai Bộ phối hợp triển khai các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó, tập trung vào việc đánh giá thủ tục hành chính, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan đến triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp, đồng bộ, hiệu quả;

- Hai Bộ phối hợp trong công tác hợp tác quốc tế để nghiên cứu luật so sánh, nghiên cứu, chọn lọc điều ước quốc tế liên quan để cùng nhau xem xét vận dụng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc tại Việt Nam.

2. Về xây dựng dự án Luật Dân tộc

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, tên gọi của Luật, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng một cách khoa học, chính sách pháp luật phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc; phối hợp lập hồ sơ Dự kiến chương trình để đưa dự án Luật Dân tộc vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ