Loading


Công văn 152/BCT-TCQLTT năm 2023 báo cáo tổng kết việc thi hành Quyết định 36/2010/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 152/BCT-TCQLTT
Ngày ban hành 12/01/2023
Ngày có hiệu lực 12/01/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Đặng Hoàng An
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/BCT-TCQLTT
V/v báo cáo tổng kết việc thi hành Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Công Thương nhận được Công văn số 2954/BKHCN-TĐC ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc báo cáo tổng kết việc thi hành Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Bộ Công Thương báo cáo như sau:

1. Về phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

Thực hiện Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai kiểm tra về chất lượng của hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc áp dụng yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm cần kiểm tra; thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm, nếu vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan khác hoặc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Đối với sản phẩm hàng hóa có cảnh báo không an toàn, không bảo đảm chất lượng thì Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không đưa ra lưu thông trên thị trường. Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan (Bộ Khoa học và Công nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...) để tham vấn ý kiến chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên ngành. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo về công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Đối với từng lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo trách nhiệm được phân công tại Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản liên quan, cụ thể:

- Trong lĩnh vực quản lý hóa chất, Cục Hóa chất đã triển khai công tác kiểm tra chuyên ngành theo Điều 11 của Quy chế phối hợp kiểm tra CLSPHH và Thông tư 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019, Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) QCVN 03:2012/BCT về amoni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ anfo; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2015/BCT Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04A:2020/BCT về chất lượng tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện kiểm tra chất lượng nhà nước đối với 05 loại tiền chất thuốc nổ và Vật liệu nổ công nghiệp.

- Trong quá trình tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hóa về tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp, Cục Hóa chất đã phối hợp với Cơ quan Hải quan tạo điều kiện cho Doanh nghiệp đưa hàng về kho bảo quản chờ kết quả kiểm tra nhà nước đối với lô hàng theo quy định. Phối hợp với các phòng thử nghiệm Vilas thuộc Viện thuốc phóng thuốc nổ thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng và Trung tâm Vật liệu nổ công nghiệp (Chi nhánh Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin) tiến hành thử nghiệm với thời gian nhanh nhất để các Doanh nghiệp sớm có kết quả làm thủ tục thông quan lô hàng. Sau khi có kết quả thử nghiệm của các phòng thử nghiệm Vilas Cục Hóa chất tiến hành cấp Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với lô hàng nhập khẩu làm cơ sở để cơ quan Hải quan thông quan lô hàng.

- Trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và thương mại: Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổ chức, thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo trách nhiệm được phân công quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật CLSPHH được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thường xuyên phối hợp với các cơ quan kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

- Về quản lý chất lượng và hoạt động đánh giá sự phù hợp, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động đăng ký hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp và hoạt động chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhóm 2, lĩnh vực an toàn thực phẩm và các sản phẩm hàng hóa khác quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật (Giấy và Dệt may).

- Trong lĩnh vực quản lý thị trường, Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý các vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường theo lĩnh vực, mặt hàng do Bộ Công Thương quản lý và các lĩnh vực lực lượng Quản lý thị trường được giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Về phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa

Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện theo quy định của pháp luật bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ đã phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa cử người tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành khi có yêu cầu; trong công tác quản lý và kiểm soát chất lượng, các đơn vị chức năng phối hợp xin ý kiến chuyên môn các cơ quan liên quan thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ; phối hợp với các cơ quan Thanh tra Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng chức năng trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm về CLSPHH. Cử đại diện tham gia các Đoàn kiểm tra về CLSPHH do Bộ Khoa học & Công nghệ hoặc các Ban ngành liên quan chủ trì, thông báo kế hoạch kiểm tra cho các cơ quan địa phương liên quan để phối hợp trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm về CLSPHH nhằm tránh sự chồng chéo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trong công tác phối hợp, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng cử người tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với đối tượng kiểm tra là nhiều loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau mà các loại sản phẩm, hàng hóa đó thuộc trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu bảo đảm không chồng chéo, không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Ban chỉ đạo, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tránh chồng chéo và phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương đã được phân định cụ thể, rõ ràng.

Công tác phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa giữa các Sở, ngành các lực lượng chức năng tại địa phương được triển khai tốt, hạn chế chng chéo nội dung gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. Qua công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa của địa phương cho thấy nhìn chung các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nhãn hàng hóa, nhiều sản phẩm hàng hóa sản xuất có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu khách hàng và mở rộng thị trường, trong nước và nước ngoài.

Bộ Công Thương đã tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương thông qua các hình thức như hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; hoạt động kiểm tra thông qua các đợt kiểm tra chuyên ngành; hoạt động kiểm tra thông qua việc chứng nhận hợp quy của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo các quy định tại các QCVN; hoạt động kiểm tra thông qua tổ chức đánh giá sự phù hợp được cấp Giấy chứng nhận hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; hoạt động của các Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu; Đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng (đối với lĩnh vực thực phẩm).

Hàng năm, Bộ Công Thương đều tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo các quy định tại các QCVN.

3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

- Trong quá trình thực hiện vẫn còn tổ chức, cá nhân thực hiện chưa nghiêm túc việc duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được chứng nhận và công bố hp chuẩn, chứng nhận và công bố hợp quy; đồng thời việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa thật sự hiệu quả:

- Một số hàng hóa khi lưu thông trên thị trường do các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thực hiện công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo... nên các đơn vị kinh doanh không có sẵn bản công bố chỉ tiêu mức chất lượng và phương pháp thử nghiệm theo yêu cầu theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của nhà sản xuất. Do đó, trong quá trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa (lấy mẫu thử nghiệm) ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, thời gian lưu, thử nghiệm và trả kết quả vì phải liên hệ với nhà sản xuất để được cung cấp thông tin, hồ sơ.

- Điều 48, điều 50 Luật CLSPHH quy định về Đoàn kiểm tra và kiểm soát viên chất lượng gây khó khăn cho các cơ quan kiểm tra CLSPHH của các lực lượng chức năng do quy định ít nhất 50% số thành viên tham gia Đoàn kiểm tra là kiểm soát viên chất lượng (được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng).

- Phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức và tuân thủ các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên một số doanh nghiệp do chưa hiểu biết hết về pháp luật nên vẫn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Một số hàng hóa vẫn chưa tuân thủ đối với nội dung về ghi nhãn sản phẩm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định. Điều này có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

- Công tác phối hợp, nhất là trong trao đổi thông tin, phối hợp lực lượng một số lúc, một số nơi chưa kịp thời và thiếu tính bền vững. Công tác phối hợp trong chia sẻ thông tin, dữ liệu còn hạn chế, bị động ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm.

4. Đề xuất, kiến nghị

- Đề nghị cơ quan chủ trì rà soát nội dung trong Quy chế phối hợp do không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cụ thể:

+ Khoản 3 Điều 10 quy định: Cơ quan quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất. Nội dung này không phù hợp với Pháp lệnh Quản lý thị trường (Khoản 2 Điều 17 quy định Lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương).

+ Điểm b Khoản 2 Điều 11: Đối với hàng hóa bị buộc phải tái chế thì cơ quan kiểm tra chủ trì việc kiểm tra CLSPHH sau tái chế và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả kiểm tra để ra thông báo cho cơ quan hải quan và cơ quan khác có liên quan. Quy định như vậy là khó thực hiện vì cơ quan kiểm tra khó kiểm soát đầu vào và đầu ra của quá trình tái chế.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ