Loading


Công văn 2457/BTP-BTTP năm 2021 về giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2457/BTP-BTTP
Ngày ban hành 23/07/2021
Ngày có hiệu lực 23/07/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Phan Chí Hiếu
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2457/BTP-BTTP
V/v một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Luật Đấu giá tài sản, Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản, thời gian qua, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm, chỉ đạo hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương, đạt được một số kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp nhận được phản ánh, kiến nghị của một số địa phương, các tổ chức, cá nhân về các vướng mắc, sai sót trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, việc thông báo công khai về đấu giá tài sản trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, tình trạng đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người đăng ký tham gia đấu giá...

Đ tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 40/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả việc bán đấu giá tài sản, nhất là các tài sản công, hạn chế thất thoát tài sản của Nhà nước, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:

1. Về việc thông báo trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản

Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản về thông báo công khai việc đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp đã đưa vào vận hành, sử dụng có hiệu quả Cng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch thông tin đấu giá, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số tổ chức đấu giá tài sản không đăng hoặc đăng thông báo công khai không đúng quy định trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản (như: đăng không đủ số lần, không đúng thời gian theo quy định; thông tin về tài sản đấu giá không đầy đủ, không đúng thực tế...); một số người có tài sản đấu giá không đăng thông tin lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, buông lỏng trách nhiệm giám sát quá trình tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản...

Đ nâng cao trách nhiệm của người có tài sản, góp phần đảm bảo việc thông báo công khai về đấu giá được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, nhất là thông báo trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện một số công việc như sau:

- Quán triệt người có tài sản đấu giá tại địa phương căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Đấu giá tài sản tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi đưa tài sản ra bán đấu giá, đăng tải đầy đủ việc lựa chọn tổ chức đấu giá trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, giám sát chặt chẽ tổ chức đấu giá tài sản trong việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá sau khi ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, trong đó chú trọng kiểm tra việc đăng thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo đúng thời gian, nội dung quy định. Trường hợp phát hiện tổ chức đấu giá tài sản không đăng thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản thì người có tài sản có thể xem xét, yêu cầu hủy hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản.

- Quán triệt người có tài sản trong trường hợp tổ chức đấu giá theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 53 Luật Đấu giá tài sản cần đề nghị tổ chức đấu giá tài sản tiếp tục đăng thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của cuộc đấu giá, tối đa hóa lợi ích cho Nhà nước (việc thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản hiện nay không mất chi phí).

2. Về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Thực hiện quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp đã có các công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (Công văn số 6486/BTP-BTTP ngày 13/12/2017, Công văn số 534/BTP-BTTP ngày 19/02/2020 và Công văn số 1566/BTP-BTTP ngày 29/4/2020). Tuy nhiên, tới nay, vẫn còn tình trạng một số người có tài sản khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đã đưa ra các tiêu chí chung chung, không liên quan đến tài sản đấu giá hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu mà không căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn theo Điều 56 Luật Đấu giá tài sản... Đặc biệt, có tình trạng một số tổ chức đấu giá tài sản vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận, xử lý, kiến nghị hủy kết quả đấu giá nhưng vẫn được người có tài sản lựa chọn.

Đ đảm bảo lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản có uy tín, năng lực, chuyên môn thực hiện việc đấu giá, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung quán triệt, chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:

a) Đối với người có tài sản đấu giá khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì cần căn cứ theo đúng các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, không đặt thêm các yêu cầu không có cơ sở, không cần thiết đối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản (như: đấu giá viên, người đại diện theo pháp luật phải tốt nghiệp đại học một số ngành học đặc biệt, phải là luật sư, có học vị thạc sỹ, tiến sỹ, tổ chức đấu giá tài sản phải thành lập chi nhánh và tổ chức cuộc đấu giá tại nhiều vùng miền khác nhau…).

Trong quá trình lựa chọn, người có tài sản cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng nhng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm đã bị báo chí phản ánh và cơ quan có thẩm quyền xử lý nhất là hành vi không đăng thông báo công khai, thông báo công khai không đúng quy định việc đấu giá tài sản trên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản.

- Cần chú trọng việc đấu thầu để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo hình thức đấu thầu thì khuyến khích việc lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Đấu thầu theo các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.

b) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương, trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với người có tài sản trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Về việc đặt thêm yêu cầu, điều kiện không có cơ sở đối với người tham gia đấu giá

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản thì cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại Luật Đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan, người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá.

Đ đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt người có tài sản khi xây dựng phương án đấu giá không đặt thêm yêu cầu, điều kiện không có cơ sở đối với người tham gia đấu giá làm hạn chế việc đăng ký tham gia đấu giá; chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát, kịp thời phát hiện các trường hợp người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người đăng ký tham gia đấu giá ngoài quy định của pháp luật để xem xét, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

4. Về việc người tham gia đấu giá gặp khó khăn, cản trở trong quá trình mua, nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản thì tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày. Luật Đấu giá tài sản tại điểm c khoản 2 Điều 9 nghiêm cấm hành vi cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá.

Thi gian qua, Bộ Tư pháp nhận được phản ánh về hiện tượng một số tổ chức đấu giá tài sản gây khó khăn, cản trở người có nhu cầu tham gia đấu giá trong việc mua, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá (như: tổ chức đấu giá tài sản có văn bản thông báo dng nhận hồ sơ nhưng trên thực tế vẫn tiếp nhận của một số tổ chức, cá nhân; không bán ngay hồ sơ cho người đăng ký tham gia đấu giá đến mua mà yêu cầu xem tài sản trước; bán gii hạn số lượng hồ sơ trong ngày; bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá ngoài giờ hành chính, không liên tục, không đảm bảo đủ thời gian quy định nhằm mục đích cản trở, hạn chế, gây khó khăn cho khách hàng...). Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực, hạn chế người có nhu cầu tham gia đấu giá, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người đăng ký tham gia đấu giá, lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Do đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt người có tài sản tại địa phương giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức đấu giá, kịp thời có ý kiến, yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản tuân thủ đúng quy định về bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, đảm bảo đúng bản chất của việc đấu giá tài sản.

5. Về việc đấu giá tài sản theo lô

Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì việc đấu giá tài sản trong đó có tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, bảo đảm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số tổ chức, cá nhân, hiện nay, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng người có tài sản gom chung nhiều tài sản thành một tài sản đấu giá duy nhất để bán theo lô, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất dẫn đến tài sản đấu giá có giá khởi điểm cao, không tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua tài sản đ sử dụng tham gia đấu giá mà hướng đến nhóm người tham gia đấu giá nhất định, tiềm ẩn nguy cơ “đầu cơ”, trục lợi, gây thất thoát tài sản Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Để hạn chế tình trạng nêu trên, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phê duyệt phương án đấu giá theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo người có tài sản thuộc thẩm quyền quản lý khi phê duyệt phương án đấu giá (đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất) cần có phương án phù hợp, khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người tham gia đấu giá, qua đó, phát huy hiệu quả của hình thức đấu giá tài sản, bảo đảm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp về một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Thường trực CP Trương Hòa Bình (để b/c);
- Các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường;

Thanh tra Chính phủ (để p/h thực hiện);
- Bộ trưởng (để b/c);
- S
Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW (để t/h);
- Các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường;

Thanh tra các tỉnh, TP trực thuộc TW (để p/h t/h);
- TT Phát triển quỹ đất các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

[...]
1