Loading


Công văn 2664/BKHĐT-TH năm 2023 về đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 2664/BKHĐT-TH
Ngày ban hành 07/04/2023
Ngày có hiệu lực 07/04/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Trần Quốc Phương
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2664/BKHĐT-TH
V/v Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 2021-2025

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.

Căn cứ Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Báo cáo đánh giá giữa kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (dưới đây gọi tắt là bộ, ngành trung ương và địa phương) đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 như sau:

I. Đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển trong Văn kiện và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025; trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 2 năm 2021, 2022, Quý I năm 2023, ước tình hình KTXH 6 tháng và cả năm năm 2023, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển KTXH; nêu ra các kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế; phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các bài học kinh nghiệm; ước khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025. Các nội dung chủ yếu bao gồm:

1. Các bộ, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đánh giá các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại Văn kiện và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 (trong đó, báo cáo đầy đủ việc thực hiện các chỉ tiêu được giao theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm).

2. Các địa phương đánh giá theo các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại Văn kiện và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng, Nghị quyết của Chính phủ, Ban chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2021.

3. Các nội dung cần tập trung đánh giá

(1) Đánh giá bối cảnh triển khai thực hiện Văn kiện và Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp (đối với địa phương). Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu tại Văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025.

(2) Thực hiện mục tiêu tổng quát, các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 chủ yếu gồm:

a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tập trung đánh giá về một số nội dung: tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; chính sách tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng; hoạt động xuất, nhập khẩu và phát triển thị trường trong nước.

b) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển nền kinh tế số. Tập trung đánh giá về một số nội dung: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19; các giải pháp nhanh chóng phục hồi nền kinh tế; cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ; cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm.

c) Phát triển các vùng và khu kinh tế. Lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

d) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.

đ) Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế. Tập trung đánh giá một số nội dung: đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp,...

e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Tập trung đánh giá một số nội dung: tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hoá giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

g) Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Kết quả thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

h) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

i) Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

k) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển.

l) Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

m) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

Căn cứ đặc điểm, tình hình của ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiến hành đánh giá bổ sung các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp và đầy đủ với tình hình của đơn vị và địa phương.

II. Dự kiến hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025

1. Dự báo bối cảnh thời gian tới.

2. Dự kiến kịch bản tăng trưởng các năm 2023, 2024, 2025

Đề nghị cung cấp các số liệu tại Phụ lục 2,3,4 đính kèm, trong đó:

- Phụ lục 2: Áp dụng đối với bộ và cơ quan ngang bộ;

- Phụ lục 3: Áp dụng đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

[...]
1