Loading


Công văn 2886/TTCP-KHTCTH năm 2016 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017 do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 2886/TTCP-KHTCTH
Ngày ban hành 31/10/2016
Ngày có hiệu lực 31/10/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Phan Văn Sáu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2886/TTCP-KHTCTH
V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

Kính gửi:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chánh thanh tra các Bộ, ngành Trung ương; Chánh thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Căn cứ Luật Thanh tra và Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Thanh tra các Bộ ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Định hướng chương trình thanh tra năm 2017 trình Thủ tướng Chính phủ (tại Tờ trình số 2699/TTr-TTCP ngày 11/10/2016) và được Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến đồng ý (tại văn bn s 9204/VPCP-V.I ngày 27/10/2016 của Văn phòng Chính phủ), Thanh tra Chính phủ thông báo nội dung Định hướng chương trình thanh tra năm 2017 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra, gắn với việc tham mưu công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực được thanh tra. Hoạt động thanh tra phải bám sát, đáp ứng được các yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các cấp, các ngành. Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra theo chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc, chú trọng thực hiện tốt mục tiêu của thanh tra là tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; phát hiện mô hình mới, có hiệu quả để nhân rộng; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xẩy ra tiêu cực, vi phạm, tham nhũng. Việc xây dựng Định hướng thanh tra còn căn cứ vào các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ chỉ đạo về công tác thanh tra.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc quản lý nhà nước đến đâu thì thanh tra đến đó nhưng phải tập trung những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội cần phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành. Quyết tâm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kết luận thanh tra, bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời, nghiêm minh; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan1 trong giám sát việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra.

2. Triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; xem xét, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo hướng tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn; chú trọng giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp để góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế của đất nước. Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở để nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân.

3. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là tập trung sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng, chú trọng bổ sung được những giải pháp mới mang tính đột phá và mạnh mẽ, thiết thực hơn, kể cả trong phòng ngừa tham nhũng cũng như trong phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng gắn với thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác thanh tra

1.1. Thanh tra Chính phủ:

- Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Thanh tra các Bộ (Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao) thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước và việc thực hiện các quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực (môi trường, đất đai, trong đó có công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường2; quy hoạch, phát triển đô thị; giáo dục, đào tạo; bố trí đoàn đi nước ngoài).

- Thanh tra trách nhiệm của một số Bộ, ngành Trung ương trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; quản lý, tổ chức thực hiện quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đưa người lao động đi nước ngoài; quản lý và phát triển du lịch.

- Thanh tra trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, ngân sách; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Thanh tra một số tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu lớn, có nguy cơ mất vốn, tài sản.

- Thanh tra một số cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước ở trung ương chuyển nhượng bất động sản ở những vị trí đắc địa, thuận lợi.

- Thanh tra vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương xây dựng Định hướng chương trình thanh tra năm tiếp theo.

1.2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ

- Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (tập trung vào các chức năng chính, nhiệm vụ quan trọng); thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; phối hợp với Thanh tra Chính phủ thanh tra chuyên đề nêu tại Điểm 1.1 Mục 1 Phần II của Văn bản này3.

- Thanh tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước, chú trọng thanh tra chuyên đề trên các lĩnh vực quan trọng, bức xúc.

(Nội dung thanh tra trọng tâm đi với từng Bộ có Phụ lục kèm theo).

- Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra do các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Trung ương tiến hành thanh tra và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc do Bộ trưởng giao.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

1.3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước của sở, ban, ngành cấp tỉnh (tập trung vào các chức năng chính, nhiệm vụ quan trọng).

- Thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật của UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã trên một số lĩnh vực như: quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, ngân sách; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách xã hội tại địa phương.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ