Loading


Công văn 315/CATTT-NCSC về lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng Cao trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 03/2022 do Cục An toàn thông tin ban hành

Số hiệu 315/CATTT-NCSC
Ngày ban hành 09/03/2022
Ngày có hiệu lực 09/03/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục An toàn thông tin
Người ký Nguyễn Thành Phúc
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
CỤC AN TOÀN THÔNG TIN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 315/CATTT-NCSC
V/v lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng Cao trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 03/2022

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2022

 

Kính gửi:

- Đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; các Ngân hàng TMCP; các tổ chức tài chính;
- Hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin.

Ngày 08/3/2022, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 03 với 71 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm của mình. Bản phát hành tháng này đặc biệt đáng chú ý các lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng Cao sau:

- 02 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-21990, CVE-2022-23285 trong Remote Desktop Client cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Lỗ hổng này đã có mã khai thác được công bố rộng rãi trên Internet.

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-24459 trong Windows Fax và Scan Service cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công leo thang đặc quyền.

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-24508 trong SMBv3 cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa trên Windows SMBv3 Client/Server.

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-23277 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa với tài khoản xác thực hợp lệ.

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-21967 trong Xbox Live Auth Manager for Windows cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công leo thang đặc quyền.

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-22006 trong HEVC Video Extensions cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

- Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-24501 trong cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

Thông tin chi tiết các lỗ hổng bảo mật có tại phụ lục kèm theo.

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của Quý đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị Quý đơn vị thực hiện:

1. Kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công (tham khảo thông tin tại phụ lục kèm theo).

2. Tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.

3. Trong trường hợp cần thiết có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, điện thoại 02432091616, thư điện tử: ais@mic.gov.vn.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng (để b/c);
- Cục A05, Bộ Công an;
- Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng;
- Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Cục trưởng;
- Trung tâm VNCERT/CC, phòng ATHTTT;
- Lưu: VT, NCSC.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thành Phúc

 

PHỤ LỤC

THÔNG TIN VỀ CÁC LỖ HỔNG BẢO MẬT TRONG SẢN PHẨM MICROSOFT
(Kèm theo Công văn số 315/CATTT-NCSC ngày 09/03/2022 của Cục An toàn thông tin)

1. Thông tin các lỗ hổng bảo mật

STT

CVE

Mô tả

Link tham khảo

1

CVE-2022-21990

- Điểm CVSS: 8.8 (Cao)

- Lỗ hổng trong Remote Desktop Client cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

- Ảnh hưởng: Windows Server 2008/2012/2016/2019/2022, Windows 11/10/8.1/7.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-21990

2

CVE-2022-23285

- Điểm CVSS: 8.8 (Cao)

- Lỗ hổng trong Remote Desktop Client cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

- Ảnh hưởng: Windows Server 2008/2012/2016/2019/2022, Windows 10/8.1/7.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-23285

3

CVE-2022-24459

- Điểm CVSS: 7.8 (Cao)

- Lỗ hổng Windows Fax và Scan Service cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công leo thang đặc quyền.

- Ảnh hưởng: Windows Server 2008/2012/2016/2019/2022, Windows 11/10/8.1/7.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-24459

4

CVE-2022-24508

- Điểm CVSS: 8.8 (Cao)

- Lỗ hổng trong trong SMBv3 cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa trên Windows SMBv3 Client/Server.

- Ảnh hưởng: Windows 10/11, Windows Server 2022.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-24508

5

CVE-2022-23277

- Điểm CVSS: 8.8 (Cao)

- Lỗ hổng trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa với tài khoản xác thực hợp lệ.

- Ảnh hưởng: Microsoft Exchange Server 2019/2016/2013.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-23277

6

CVE-2022-21967

- Điểm CVSS: 7.0 (Cao)

- Lỗ hổng trong trong Xbox Live Auth Manager for Windows cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công leo thang đặc quyền.

- Ảnh hưởng: Windows 10/11.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-21967

7

CVE-2022-22006

- Điểm CVSS: 7.8 (Cao)

- Lỗ hổng trong HEVC Video Extensions, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

- Ảnh hưởng: HEVC Video Extensions.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-22006

8

CVE-2022-24501

- Điểm CVSS: 7.8 (Cao)

- Lỗ hổng trong VP9 Video Extensions, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

- Ảnh hưởng: VP9 Video Extensions.

https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2022-24501

2. Hướng dẫn khắc phục

Biện pháp tốt nhất để khắc phục là cập nhật bản vá cho các lỗ hổng bảo mật nói trên theo hướng dẫn của hãng. Quý đơn vị tham khảo các bản cập nhật phù hợp cho các sản phẩm đang sử dụng tại link nguồn tham khảo tại mục 1 của phụ lục.

3. Tài liệu tham khảo

https://msrc.microsoft.com/update-guide/releaseNote/2022-Mar

https://msrc.microsoft.com/update-guide/en-us

 

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ