Loading


Công văn 375/BTC-TCNH năm 2023 báo cáo bổ sung về xin chủ trương dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 375/BTC-TCNH
Ngày ban hành 12/01/2023
Ngày có hiệu lực 12/01/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Đức Chi
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 375/BTC-TCNH
V/v báo cáo bổ sung về việc xin chủ trương dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp theo công văn số 13273/BTC-TCNH ngày 15/12/2022 của Bộ Tài chính về xin chủ trương dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là chương trình tín dụng mua máy tính), căn cứ đề nghị của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 8856/VPCP-KTTH ngày 29/12/2022 về việc bổ sung ý kiến của Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở nhận được các văn bản tham gia ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 9225/BKHĐT-TCTT ngày 19/12/2022) và Bộ Tư pháp (công văn số 5138/BTP-PLDSKT ngày 22/12/2022), Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung như sau:

1. Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) và Bộ Tư pháp (TP)

1.1. Bộ KHĐT ý kiến: Đề nghị bổ sung báo cáo số liệu thực hiện giải ngân chương trình tín dụng mua máy tính; báo cáo tình hình thực hiện chương trình tín dụng mua máy tính, chỉ rõ nhưng tồn tại, hạn chế và vướng mắc để đề xuất giải pháp khả thi; báo cáo việc UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND cấp thực hiện việc rà soát, xác nhận về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách tín dụng mua máy tính.

1.2. Bộ TP có ý kiến:

- Đề nghị đánh giá kỹ tác động của việc dừng triển khai chương trình tín dụng mua máy tính; đề xuất hướng xử lý đối với nguồn lực phục vụ cho công việc này sang công việc khác một các hợp lý, khả thi.

- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tuy nhiên do việc ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg được giao nhiệm vụ trong Nghị quyết số 11/NQ-CP nên đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

- Đề xuất của Bộ Tài chính về áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg là có cơ sở. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ tác động của chính sách, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách để làm rõ hơn sự cần thiết, sở áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Trường hợp không có lý do đặc thù, đặc biệt, đề nghị không lựa chọn áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành văn bn quy phạm pháp luật để bãi bỏ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg.

2. Ý kiến của Bộ Tài chính

2.1. Đối với ý kiến của Bộ TP và Bộ KHĐT về việc báo cáo, đánh giá kỹ để đề xuất dng chương trình tín dụng mua máy tính:

Tại công văn số 13273/BTC-TCNH ngày 15/12/2022, Bộ Tài chính đã báo cáo cụ thể:

- Tình hình Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện chương trình tín dụng mua máy tính, trong đó: đến ngày 30/9/2022, dư nợ cho vay là 771 tỷ đồng (cập nhật đến ngày 31/12/2022, dư nợ cho vay là 827 tỷ đồng); dư nợ tăng trưởng chậm dần trong các tháng nửa cuối năm 2022 (trong 04 tháng cuối năm ch tăng 82 tỷ đồng, trung bình 20 tỷ đồng mỗi tháng).

- Kết quả NHCSXH khảo sát nhu cầu vay vốn chương trình tín dụng mua máy tính trên phạm vi cả nước, trong đó:

+ Chỉ 14/63 tỉnh, thành phố có nhu cầu vay vốn chương trình trong giai đoạn 2022-2023 với số tiền 94 tỷ đồng (cập nhật đến ngày 31/12/2022, số tiền cho vay của năm 2022 đã hoàn thành, còn lại 82 tỷ đồng nhu cầu của năm 2023); 49/63 tỉnh, thành phố không còn nhu cầu vay vốn. Theo báo cáo của NHCSXH, do nhu cầu vay vốn không có nên các hộ gia đình cũng không đề xuất các UBND cấp xã xác nhận về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách.

+ 07/63 tỉnh, thành phố kiến nghị tiếp tục thực hiện chương trình; 11/63 tỉnh, thành phố không có ý kiến đề xuất tiếp tục hay dừng thực hiện chương trình; 45/63 tỉnh, thành phố kiến nghị dừng chương trình với lý do chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã cơ bản đáp ứng nhu cầu máy tính của học sinh, sinh viên khó khăn tại nhiều địa phương và tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, trường học đã quay lại học tập trực tiếp nên học sinh, sinh viên không còn nhu cầu vay vốn chương trình.

- Các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và NHCSXH đều thống nhất với đề xuất dừng chương trình do nhu cầu đã không còn nhiều và học sinh, sinh viên đã quay lại trường học trực tiếp.

Như vậy, đề xuất dừng chương trình tín dụng mua máy tính đã căn cứ vào đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn còn lại rất thấp tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước và thực tế các trường học đã không còn nhu cầu tổ chức học tập trực tuyến nữa. Ý kiến của Bộ KHĐT và Bộ TP đã được thể hiện trong nội dung công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính.

2.2. Đối vi ý kiến của Bộ TP, cũng như của NHCSXH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ GDĐT về việc điều chỉnh phần vốn của chương trình tín dụng mua máy tính sang các chương trình khác:

- Theo quy định tại điểm a khoản 16 Mục IV Nghị quyết số 11/NQ-CP, NHCSXH có trách nhiệm “căn cứ tình hình thực tiễn, điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn trong năm từ nhiệm vụ có tiến độ thực hiện thấp sang nhiệm vụ có tiến độ thực hiện nhanh hơn và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, trước mắt đối với việc điều chỉnh nguồn vốn giữa các chương trình tín dụng trong năm 2022, NHCSXH có trách nhiệm xem xét, quyết định thực hiện cho phù hợp, đảm bảo trong phạm vi tăng trưởng tín dụng theo quy định tại Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2022 và trong phạm vi nguồn vốn giao cho từng chương trình tín dụng tại Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Trường hợp không sử dụng hết hạn mức tăng dư nợ tín dụng năm 2022 của các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (tối đa 19.000 tỷ đồng), NHCSXH báo cáo Bộ KHĐT về việc chuyển hạn mức không dùng hết sang năm 2023 để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2023 cho phù hợp.

- Theo quy định tại điểm c khoản 2 Mục IV Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm “trong quá trình thực hiện Chương trình, trường hợp cần thiết, đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của từng cấp, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan, báo cáo Chính ph, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ chi của Chương trình hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì báo cáo cấp có thẩm quyền xin chủ trương để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”

Do đó, đối với việc điều chỉnh toàn bộ nguồn vốn của một chương trình tín dụng này sang chương trình tín dụng khác (tăng nguồn vốn cho một chương trình cao hơn mức giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP), NHCSXH cần xây dựng báo cáo cụ thể, chi tiết về tình hình triển khai, nhu cầu thời gian tới của từng chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và báo cáo Bộ KHĐT để chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ ban hành quy định việc điều chỉnh nguồn vốn giữa các chương trình tín dụng cho phù hợp.

2.3. Đối với ý kiến của Bộ TP về việc cân nhắc báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định do nhiệm vụ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg được giao ti Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ:

- Tại điểm l khoản 3 mục IV Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT và các cơ quan có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cho vay đối với cho vay học sinh, sinh viên để mua máy tính phục vụ học tập trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Do đó, việc Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg đã hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP.

- Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp xét thấy Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg không còn phù hợp với tình hình và bối cảnh thực tế, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định dừng, bãi bỏ Quyết định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Đối với việc điều chỉnh tổng thể các chương trình thuộc Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Mục IV Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ KHĐT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ ban hành quy định việc điều chỉnh các chương trình cho phù hợp như Bộ Tài chính đã báo cáo tại điểm 2.2 nêu trên.

2.4. Đối với ý kiến của Bộ TP về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ