Loading


Công văn 4613/TCHQ-VNACCS năm 2014 xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 4613/TCHQ-VNACCS
Ngày ban hành 26/04/2014
Ngày có hiệu lực 26/04/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Công nghệ thông tin

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4613/TCHQ-VNACCS
V/v xử lý vướng mắc khi thực hiện Thông tư 22/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Thông tư 22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014 và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2014, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Hướng dẫn kiểm tra các thông tin khai báo trên tờ khai hải quan

a) Mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến”:

Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến sử dụng để khai báo địa điểm lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi thực hiện thủ tục hải quan. Người khai hải quan căn cứ vào địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện khai báo phù hợp, cụ thể như sau:

a1) Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa đã được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng đúng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến” theo Bảng mã đăng tải trên Website Tổng cục Hải quan.

Lưu ý đối với hàng hóa xuất khẩu:

- Hàng hóa của doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính doanh nghiệp thì sử dụng mã kho của doanh nghiệp A. Nếu hàng hóa của doanh nghiệp A thuê kho của doanh nghiệp B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của doanh nghiệp B hoặc mã kho ICD khi khai báo.

- Chỉ sử dụng mã địa điểm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai khi hàng hóa được doanh nghiệp tự nguyện đưa đến địa điểm tập kết hàng do Chi cục Hải quan đó quản lý trước khi đăng ký tờ khai (ví dụ đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB), không yêu cầu doanh nghiệp mang hàng hóa đến địa điểm tập kết hàng do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai.

Lưu ý đối với hàng hóa nhập khẩu:

Theo thông báo hàng đến, hàng hóa nhập khẩu được lưu giữ tại địa điểm lưu giữ hàng hóa nhập khẩu nào thì sử dụng mã địa điểm đó để khai báo.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan CK Cảng Hải Phòng KVI (mã Chi cục Hải quan: 03CC). Theo thông báo hàng đến, hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng thì sử dụng mã của Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng (03CCS03) để khai báo. Trường hợp doanh nghiệp A thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan CK Cảng Hải Phòng KVI nhưng theo thông báo hàng đến hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh Lạng Sơn thì sử dụng mã của Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh (15E4G02) để khai báo.

a2) Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến”, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên Tờ khai.

a3) Người khai hải quan chỉ được sử dụng các mã địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu (bao gồm các mã tạm và mã kho tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp) để khai báo tờ khai xuất khẩu, không được sử dụng cho khai báo tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai vận chuyển hàng hóa (tờ khai vận chuyển độc lập). Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng quy định, công chức được giao nhiệm vụ tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với tờ khai được phân luồng vàng, luồng đỏ) và công chức giám sát tại khu vực giám sát hải quan (đối với tờ khai được phân luồng xanh) hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hủy tờ khai và khai báo đúng quy định.

Dấu hiệu nhận biết mã tạm và mã kho tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp:

- Mã tạm: bao gồm 7 ký tự có 3 ký tự cuối cùng là “OZZ”, tên địa điểm: “DIEM LUU HH XK Mã Chi cục”. Ví dụ: 50BBOZZ.

- Mã kho tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp: bao gồm 7 ký tự, tên địa điểm: “KHO XK CTY…”.

b) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): tờ khai không có tiêu chí riêng để khai C/O nhưng xác định hàng hóa có C/O thông qua tiêu chí “Mã nước xuất xứ” và “Mã biểu thuế nhập khẩu”. Khi người khai hải quan chọn Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sẽ phải có C/O trong bộ hồ sơ hải quan.

c) Tờ khai trị giá: Điểm d khoản 3 Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định: “Người khai hải quan khai tờ khai trị giá và nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 và Thông tư 182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012. Riêng trường hợp người khai hải quan xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá”.

Như vậy, người khai hải quan khai và nộp tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 đối với hàng hóa là đối tượng khai tờ khai trị giá thuộc các trường hợp sau:

- Đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, nhưng người khai hải quan nhập thủ công trị giá tính thuế vào ô tương ứng khi đăng ký trước thông tin hàng hóa nhập khẩu (IDA).

- Xác định trị giá theo các phương pháp khác (từ phương pháp 2 đến phương pháp 6).

Người khai hải quan thực hiện tính toán trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá riêng và lấy kết quả điền vào ô “trị giá tính thuế” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Trên cơ sở tờ khai trị giá riêng đã khai báo, người khai hải quan gửi Tờ khai trị giá bằng tệp tin đính kèm đến Hệ thống VNACCS thông qua nghiệp vụ HYS.

d) Phần ghi chú: hiện tại người khai hải quan phải ghi nhận nhiều nội dung tại tiêu chí “Phần ghi chú”. Nếu thông tin cần ghi nhận tại “Phần ghi chú” vượt quá 100 ký tự, hướng dẫn người khai hải quan ghi nhận bổ sung tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”. Trường hợp tiêu chí “Mô tả hàng hóa” vẫn không đáp ứng đủ nội dung cần ghi nhận, cho phép người khai hải quan sử dụng tệp tin đính kèm (nghiệp vụ HYS) để ghi nhận các nội dung cần khai báo.

2. Giải phóng hàng

Điều 16 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định khi người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng phải “thực hiện bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế”. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện nghiệp vụ giải phóng hàng theo đúng quy định tại Điều 16 Thông tư 22/2014/TT-BTC. Đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện đúng quy định.

3. Thông quan hàng hóa

a) Trường hợp hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng cơ quan Hải quan nghi ngờ các yếu tố liên quan đến cơ sở tính thuế (số lượng, mã số hàng hóa), nhưng cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để bác bỏ ngay trong quá trình thông quan mà phải thông qua giám định, phân tích phân loại…và người khai hải quan không đề nghị giải phóng hàng thì cơ quan Hải quan cho phép thông quan sau khi kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ của thông tin khai báo và người khai hải quan có văn bản cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế sau khi có kết quả giám định, phân tích phân loại và chịu xử phạt (nếu có), đồng thời thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế. Căn cứ kết quả giám định, phân tích phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác định chính xác số tiền thuế phải nộp, nếu số thuế khác số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc bảo lãnh thì thực hiện ấn định thuế và thông báo cho người khai hải quan, xử phạt (nếu có).

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ