Loading


Công văn 463/NVĐP năm 1994 hướng dẫn chỉnh lý tài liệu của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân ân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành

Số hiệu 463/NVĐP
Ngày ban hành 19/12/1994
Ngày có hiệu lực 19/12/1994
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Lưu trữ Nhà nước
Người ký Dương Văn Khảm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CỤC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 463/NVĐP
V/v hướng dẫn chỉnh lý tài liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1994

 

Kính gửi:

- UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH,
- THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

Phông Lưu trữ của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Sở) là một bộ phận quan trọng trong thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Những phông tài liệu này chứa đựng nhiều thông tin có giá trị lịch sử và thực tiễn trên các lĩnh vực và các mặt hoạt động ở địa phương, sẽ được nộp vào Trung tâm Lưu trữ của tỉnh, thành phố để bảo quản và sử dụng.

Theo quy định của Nhà nước, các cơ quan khi nộp lưu tài liệu vào lưu trữ phải bảo đảm thực hiện các yêu cầu về nghiệp vụ. Do nhiều nguyên nhân, tài liệu của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc còn ở tình trạng lộn xộn, tồn đọng nhiều năm chưa được phân loại, sắp xếp khoa học, gây khó khăn cho việc lựa chọn nộp vào lưu trữ và sử dụng tài liệu trong thực tế.

Để giúp cán bộ lưu trữ của Sở thực hiện nội dung của công tác chỉnh lý một cách khoa học, thống nhất, nâng cao hiệu suất lao động, để giúp lựa chọn được những tài liệu có giá trị đưa vào bảo quản, sử dụng và loại những tài liệu hết giá trị đưa đi tiêu huỷ, Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành bản "Hướng dẫn chỉnh lý tài liệu phông lưu trữ các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương".

Bản hướng dẫn này giúp cho cán bộ lưu trữ của Sở áp dụng tiến hành chỉnh lý tài liệu quản lý Nhà nước được hình thành trong quá trình hoạt động của Sở. Đối với tài liệu có loại hình khác, khi chỉnh lý không áp dụng bản hướng dẫn này.

Trong quá trình áp dụng nếu có gì vướng mắc đề nghị các cơ quan phản ánh về Cục Lưu trữ Nhà nước để hợp tác giải quyết.

Cục Lưu trữ Nhà nước đề nghị Văn phòng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố sao văn bản này gửi đến các Sở, ban, ngành thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC




Dương Văn Khảm

 

HƯỚNG DẪN CHỈNH LÝ TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo công văn số 463 ngày 19-12-1994 của Cục Lưu trữ Nhà nước)

I - VẤN ĐỀ CHUNG.

1. Các cơ quan chuyên môn giúp việc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở gọi chung là các Sở.

2. Tài liệu quản lý Nhà nước của các Sở được hình thành trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương để quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước quy định. Đây là thành phần tài liệu quan trọng nộp vào lưu trữ tỉnh, thành phố.

3. Phông lưu trữ Sở là toàn bộ tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của Sở được đưa vào bảo quản ở lưu trữ.

4. Những Sở hoạt động độc lập, có bốn điều kiện sau đây thì lập một phông lưu trữ:

- Có văn bản pháp quy thành lập cơ quan, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan.

- Cơ quan có tổ chức biên chế riêng.

- Cơ quan có ngân sách độc lập, có đủ tư cách pháp nhân để giao dịch, thanh toán tài chính với các cơ quan khác.

- Cơ quan có văn thư, con dấu và địa chỉ làm việc.

5. Chỉnh lý tài liệu là tổ chức lại tài liệu theo một phương án phân loại khoa học, trong đó sửa chữa hoặc phục hồi những hồ sơ, những đơn vị bảo quản, làm công cụ tra cứu, xác định giá trị tài liệu để tối ưu hoá khối lượng tài liệu đưa ra chỉnh lý.

6. Hồ sơ là tập gồm toàn bộ (hoặc một) tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một đặc điểm về thể loại hoặc tác giả..., hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan hoặc một cá nhân. Một hồ sơ có thể là một hoặc nhiều đơn vị bảo quản. Mỗi đơn vị bảo quản được đặt trong một tờ bìa riêng.

II - NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHỈNH LÝ TÀI LIỆU.

1. Khảo sát tài liệu

Trước khi tiến hành chỉnh lý tài liệu của một bộ phận phông, một phông hoặc nhiều phông lưu trữ phải khảo sát tài liệu cần đưa ra chỉnh lý. Mục đích khảo sát là để nắm được thời gian của tài liệu (thời gian bắt đầu có tài liệu và thời gian kết thúc của tài liệu), khối lượng tài liệu, loại hình tài liệu, tình trạng tài liệu... để làm cơ sở viết các văn bản phục vụ chỉnh lý và tiến hành chỉnh lý.

2. Thu thập, bổ sung tài liệu.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ