Loading


Công văn 5266/BGDĐT-TTr năm 2016 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra nội bộ năm 2016-2017 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 5266/BGDĐT-TTr
Ngày ban hành 24/10/2016
Ngày có hiệu lực 24/10/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5266/BGDĐT-TTr
V/v hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra nội bộ năm học 2016 – 2017 đối với CSGDĐH, trường CĐSP

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2016

 

Kính gửi: Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm

Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2016 - 2017 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là trường) như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

Tiếp tục tổ chức kiện toàn bộ phận làm công tác thanh tra nội bộ theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; chuẩn hóa quy trình hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành giáo dục và các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, góp phần giữ vững kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Thành lập, kiện toàn về tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra nội bộ

a) Giám đốc, hiệu trưởng các trường (gọi chung là Hiệu trưởng) thành lập Phòng/ban thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT đối với trường chưa có tổ chức thanh tra nội bộ; kiện toàn Phòng/ban thanh tra nội bộ đối với trường đã có tổ chức thanh tra nội bộ; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng/ban thanh tra nội bộ.

b) Cử cán bộ có đủ tiêu chuẩn làm công tác thanh tra nội bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT. Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra; lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về công tác thanh tra giáo dục, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân do Học viện quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các cơ sở giáo dục được Bộ GDĐT cho phép tổ chức.

2. Xây dựng Kế hoạch thanh tra

a) Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng/ban thanh tra nội bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra năm học theo định hướng đổi mới, lựa chọn nội dung thanh tra gắn với yêu cầu thực tiễn quản lý và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT. Trong đó, tập trung thanh tra những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền tự chủ, các điều kiện đảm bảo chất lượng và những vấn đề dư luận quan tâm như: Công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ...

Kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017 cần xác đnh rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác (mẫu kèm theo Công văn này).

b) Trình tự thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra năm học tiến hành như sau:

- Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng, chống tham nhũng của trường; căn cứ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm (nếu có), Phòng/ban thanh tra hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra;

- Lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra khi xét thấy cần thiết. Tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có) trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Kế hoạch thanh tra phải được Hiệu trưởng phê duyệt bằng văn bản.

3. Tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ

a) Hình thức thanh tra: Hoạt động thanh tra nội bộ được thực hiện theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.

Căn cứ kế hoạch thanh tra đã phê duyệt, Phòng/ban thanh tra hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ xây dựng kế hoạch tổ chức thanh tra và dự thảo quyết định thanh tra trình Hiệu trưởng ban hành.

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Hiệu trưởng giao.

b) Ban hành quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 04-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Tùy theo điều kiện về thời gian và tính chất công việc, nội dung thanh tra; Hiệu trưởng quyết định tổ chức Đoàn thanh tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT. Trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo Phòng/Ban thanh tra nội bộ; thành viên đoàn thanh tra là cán bộ thuộc Phòng/ban thanh tra nội bộ, cán bộ chuyên viên các phòng, ban, giảng viên các khoa có chuyên môn phù hợp với nội dung thanh tra.

Thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

c) Quy trình thanh tra

Thực hiện đầy đủ các bước: Chuẩn bị thanh tra, công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, xác minh thông tin tài liệu, báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra, lưu hồ sơ thanh tra theo quy định tại Chương 3 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

Phòng/ban thanh tra nội bộ hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ của trường giúp Hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra, trọng tâm một số nội dung sau:

a) Theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra: Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị; tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra; khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ