Loading


Công văn 7117/BYT-KH-TC năm 2016 hướng dẫn bổ sung việc thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 7117/BYT-KH-TC
Ngày ban hành 27/09/2016
Ngày có hiệu lực 27/09/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Phạm Lê Tuấn
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7117/BYT-KH-TC
V/v hướng dẫn bổ sung việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC.

Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2016

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Y tế các Bộ/ Ngành;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

 

Thời gian qua, Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương về một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế như sau:

1. Về thanh toán tiền khám bệnh

a) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đã được khám, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó thấy có biểu hiện bất thường, quay trở lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 2 trđi trong một ngày, việc thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 ca Bộ Y tế.

b) Trường hp cơ sở khám, chữa bệnh có tổ chức các phòng khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng, người bệnh đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh và khám tại các phòng khám chuyên khoa khoa lâm sàng thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh. Việc tính chi phí và số lần khám bệnh trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

c) Trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh:

- Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

- Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kthuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.

d) Đối với Phòng khám Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh không trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh: áp dụng mức giá khám bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh hạng II.

2. Việc thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú:

a) Giá ngày giường điều trị được xây dựng trên cơ sở các chi phí trực tiếp cần thiết để chăm sóc và điều trị người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu thêm của người bệnh hoặc thanh toán với quỹ BHYT các loại vật tư, các chi phí sau trong quá trình điều trị như: găng tay sử dụng trong tiêm, truyền và chăm sóc người bệnh; bơm kim tiêm thông thường loại dùng 01 lần, dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 10ml; kim lấy thuốc.

b) Trường hợp người bệnh chuyển từ 3 khoa trở lên trong cùng một ngày thì giá ngày giường điều trị nội trú hôm đó được tính bằng trung bình cộng tiền ngày giường tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 4 giờ có mức giá tiền giường cao nhất và tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 4 giờ có mức giá tiền giường thấp nhất quy định tại Thông tư 37.

Ví dụ trong một ngày một bệnh nhân được chuyển đến các khoa sau để điều trị:

- Điều trị ở khoa A (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 99.000 đồng) với thời gian nằm và theo dõi là 6 giờ; sau đó chuyển đến khoa B (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 89.000 đồng) với thời gian nằm và theo dõi là 10 giờ; sau đó chuyển đến khoa C (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 69.000 đồng) để điều trị đến khi ra viện. Khi đó tin ngày giường điều trị nội trú ngày hôm đó được tính = (99.000 + 69.000)/2 = 84.000 đồng.

- Cũng ví dụ trên nếu người bệnh nằm ở khoa A để theo dõi và điều trị trong thời gian là 3 giờ thì tiền giường bệnh ngày hôm đó được tính = (89.000 + 69.000)/2 = 79.000 đồng.

c) Về việc áp dụng giá ngày giường bệnh điều trị đối với các khoa thuộc bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng:

- Giường Điều trị tích cực (ICU), Hồi sức cấp cứu (HSCC): thực hiện theo hướng dẫn tại khoản a, b Điểm 2 Mục II Công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

- Giường bệnh ngoại khoa sau phẫu thuật: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo hạng bệnh viện tương ứng quy định tại mục số 3, Phụ lục II Thông tư số 37.

- Giường bệnh tại các khoa ung thư, nhi: áp dụng giá ngày giường điều trị nội khoa loại 1 quy định tại điểm 3.1 theo hạng bệnh viện tương ứng của Phụ lục II Thông tư 37.

- Giường bệnh nội khoa của các khoa còn lại: áp dụng theo mức giá ngày giường nội khoa loại 2 tại điểm 3.2 đối với nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não và ngày giường nội khoa loại 3 tại điểm 3.3 theo hạng bệnh viện tương ứng đối với các bệnh còn lại.

d) Trường hợp các phẫu thuật chưa được phân loại phẫu thuật quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế, áp dụng mức giá thanh toán ngày giường ngoại khoa loại 4 của hạng bệnh viện tương ứng.

e) Trường hợp một phẫu thuật nhưng ở các chuyên khoa khác nhau được phân loại phẫu thuật khác nhau tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT (trừ chuyên khoa nhi): áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa theo phân loại phẫu thuật thấp nhất.

f) Đối với các trường hợp liên chuyên khoa: áp dụng mức giá của chuyên khoa thấp nhất trong các khoa tương ứng với hạng bệnh viện.

g) Trường hợp người bệnh vào viện hôm trước, ra viện hôm sau, thời gian nằm và điều trị t4 giờ đến 24 giờ thì chtính là 01 ngày điều trị nội trú.

3. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện:

a) Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh: áp dụng giá dịch vụ y tế theo mức giá của bệnh viện hạng 4 quy định tại Thông tư 37.

b) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện sau đó được chuyển lên khám bệnh tại bệnh viện/trung tâm y tế huyện thì lần khám này được coi là một ln khám bệnh mới. Nếu cần khám các chuyên khoa khác được thanh toán tiền khám bệnh theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ