Loading


Đề án 4756/ĐA-UBND năm 2018 về ủy quyền cho các sở - ngành, thủ trưởng các sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 4756/ĐA-UBND
Ngày ban hành 20/10/2018
Ngày có hiệu lực 20/10/2018
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thành Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4756/ĐA-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2018

 

ĐỀ ÁN

VỀ ỦY QUYỀN CHO CÁC SỞ - NGÀNH, THỦ TRƯỞNG CÁC SỞ - NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN - HUYỆN, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN - HUYỆN THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1. Cơ sở thực tiễn:

Từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 được ban hành, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều Quyết định về phân cấp, ủy quyền cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức (kèm theo Phụ lục các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành về phân cấp, ủy quyền kể từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực).

Nhìn chung, Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản phân cấp, ủy quyền theo thẩm quyền trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc phân cấp, ủy quyn đã giúp nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện; tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm khâu trung gian vì không phải trình Ủy ban nhân dân thành phố hoặc có ý kiến của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố. Giảm thiểu chi phí hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khi có thủ tục hành chính cần được giải quyết do tập trung về một đầu mối của cơ quan được ủy quyền.

Qua công tác phân cấp, ủy quyền trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã xác định rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan phân cấp, ủy quyền với cơ quan nhận phân cấp, ủy quyền tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ, tránh sự chồng chéo trách nhiệm. Đặc biệt là nguyên tắc xuyên suốt trong phân cấp, ủy quyền của chính quyền Thành phố là “Tăng cường phân cấp, ủy quyền mạnh cho cơ sở để tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; việc gì mà cơ quan, đơn vị nào có điều kiện thực hiện tốt thì phân cấp, ủy quyền cho đơn vị đó thực hiện”. Nội dung phân cấp, ủy quyền phù hợp với thực tế nên việc tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt. Thông qua việc phân cấp, ủy quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đảm bảo quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm đối với các nội dung công việc đã được phân cấp, ủy quyền.

Trong quá trình thực hiện phân cấp, ủy quyền, nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều chấp hành và tuân thủ đầy đủ các điều kiện, nội dung được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền. Chưa có trường hợp đơn vị được ủy quyền thực hiện không đúng phạm vi, chức trách được ủy quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền còn có những mặt hạn chế như:

Quy định pháp luật về phân cấp ủy quyền trước thời điểm Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành còn khá ít và quy định trong nhiều văn bản chuyên ngành nên việc chính quyền cấp trên ủy quyền, phân cấp cho chính quyền cấp dưới còn chưa chặt chẽ về nội dung, chưa thống nhất, đồng bộ về hình thức ... tạo ra sự lúng túng nhất định của cơ quan phân cấp, ủy quyền và cơ quan nhận phân cấp, ủy quyền.

Việc phân cấp, ủy quyền tập trung vào một số lĩnh vực như đầu tư; xây dựng; cán bộ, công chức, viên chức...nên chưa phát huy vai trò, chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên các lĩnh vực khác.

Có văn bản xác định nội dung là phân cấp thẩm quyền nhưng được ban hành dưới hình thức văn bản hành chính, không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Một số văn bản phân cấp đã được ban hành nhưng chưa được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời mặc dù một số cơ sở pháp lý đã thay đổi.

Những hạn chế trên đã tác động đến công tác quản lý nhà nước là chưa có thêm cơ sở thực tiễn trong quá trình thực hiện việc phân cấp, ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về phân cấp, ủy quyền và hệ thống pháp luật chuyên ngành theo tinh thần phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ. Đồng thời, chưa chủ động nhiều trong việc phân cấp, ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới và cấp dưới chưa chủ động đề xuất cấp trên phân cấp, ủy quyền cho mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nên hiệu quả công tác phân cấp, ủy quyền chưa đạt như mong muốn.

2. Cơ sở pháp lý:

- Thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, cơ sở pháp lý cho việc phân cấp, ủy quyền đã được quy định cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện pháp lý vững chắc cho Thành phố trong triển khai thực hiện, cụ thể:

Trước đây, việc phân cấp gia cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cho cơ quan nhà nước cấp dưới nói chung được thực hiện trên cơ sở các quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Tuy nhiên, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được ban hành đã tạo cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc xác định thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền địa phương cũng như cơ chế trong việc phân cấp giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới, việc ủy quyền giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan tổ chức khác.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể vn đ này bằng các điều luật: Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương, Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương, Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp, ủy quyền tại Điều 21, Điều 22, cụ thể:

Khoản 8, Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh: “Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh”;

Khoản 7, Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: “Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh”.

Đây là một trong những quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

- Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có cơ chế ủy quyền đã cho phép: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố”. Điều này đã mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong thực hiện cơ chế ủy quyền so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương là “chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh” tạo điều kiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện phát huy hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Như vậy, cơ sở pháp lý về ủy quyền ngày càng cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố triển khai công tác ủy quyền.

3. Sự cần thiết xây dựng Đề án ủy quyền:

Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý trên, việc xây dựng Đề án ủy quyền là cần thiết nhằm:

- Đẩy mạnh việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của Thành phố. Vì, thực hiện việc ủy quyền đã góp phần giảm khâu trung gian, rút ngn thời gian giải quyết công việc, tăng hiệu quả thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai một số nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện. Do đó, thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền tốt sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả giải quyết công việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan, đơn vị nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Đây còn là một trong những giải pháp để thực hiện việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cũng như Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế thông qua giảm khâu trung gian trong giải quyết các thủ tục hành chính.

- Cụ thể hóa Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội góp phần tăng cường tính chủ động, kịp thời, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và phát huy việc thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

[...]
5