Loading


Hiệp định về đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 25/12/2008
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Nhật Bản
Người ký Hirofumi Nakasone,Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại

Bản dịch không chính thức

HIỆP ĐỊNH

GIỮA NHẬT BẢN VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐỐI TÁC KINH TẾ

Lời mở đầu

Nhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây được gọi trong hiệp định này là “Việt Nam”),

Thừa nhận rằng một môi trường toàn cầu năng động và thay đổi nhanh chóng do quá trình toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ mang lại nhiều thách thức và cơ hội kinh tế và chiến lược cho các Bên;

Nhận thức được tình hữu nghị lâu dài và quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ được phát triển quan nhiều năm hợp tác thành công và cùng có lợi giữa các Bên;

Tin tưởng rằng quan hệ song phương đó sẽ được tăng cường bằng việc thiết lập quan hệ đối tác kinh tế cùng có lợi thông qua tự do hóa thương mại, thuận lợi hóa thương mại, và hợp tác;

Thừa nhận khoảng cách phát triển giữa các Bên;

Khẳng định lại việc quan hệ đối tác kinh tế sẽ tạo ra một khuôn khổ hữu ích cho tăng cường hợp tác và đáp ứng lợi ích chung của các Bên trong các lĩnh vực khác nhau như đã nhất trí trong Hiệp định và tiến tới cải thiện hiệu quả kinh tế và phát triển thương mại, đầu tư, và nguồn nhân lực;

Thừa nhận rằng quan hệ đối tác đó sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn hơn và mới, và tăng cường tính hấp dẫn và danh tiếng của thị trường của các Bên;

Nhắc lại Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Điều V của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ lần lượt trong Phụ lục 1A và Phụ lục 1B của Hiệp định Marrakesh về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoàn thành tại Marrakesh, ngày 15 tháng 4 năm 1994;

Tin tưởng rằng Hiệp định này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa các Bên; và Quyết định thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho quan hệ đối tác kinh tế giữa các Bên;

ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu

Các mục tiêu của Hiệp định này là:

(a) tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên;

(b) đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này;

(c) thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện hiệu quả các luật cạnh tranh của mỗi Bên;

(d) tạo thuận lợi cho di chuyển của thể nhân giữa hai Bên;

(e) cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi Bên;

(f) thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực nhất trí trong Hiệp định này; và

(g) xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi Hiệp định này, và để giải quyết các tranh chấp.

Điều 2. Các Định nghĩa Chung

Vì các mục đích của Hiệp định này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

(a) “Lãnh thổ” có nghĩa là đối với một Bên, (i) lãnh thổ của Bên đó, gồm lãnh hải của Bên đó; và (ii) khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Bên đó thực hiện chủ quyền hoặc quyền thực thi pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế;

Ghi chú: Không quy định nào trong đoạn này ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của các Bên theo luật quốc tế, gồm cả Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.

(b) “Cơ quan hải quan” nghĩa là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý và thực thi luật và quy định hải quan;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ