Loading


Hiệp định về việc áp dụng thanh sát liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 01/07/1968
Ngày có hiệu lực 05/03/1970
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI NGHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ VỀ VIỆC ÁP DỤNG THANH SÁT LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Xét rằng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Việt Nam) là thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (sau đây gọi là Hiệp ước) ký tại Luân-đôn, Mát-xcơ-va, Oa-sinh-tơn ngày 1 tháng 7 năm 1968 và có hiệu lực từ ngày 5 tháng 3 năm 1970.

Xét rằng khoản 1 điều 4 của Hiệp ước quy định rằng không điều khoản nào trong Hiệp định này sẽ được giải thích để làm tổn hại đến quyền không thể chuyển nhượng được của một thành viên Hiệp ước được tiến hành nghiên cứu, sản xuất,và sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình không phân biệt đối xử và phù hợp với Điều 1 và 2 của Hiệp ước này.

Xét rằng khoản 2 điều 4 của Hiệp ước quy định rằng tất cả các thành viên Hiệp ước dành mọi thuận lợi và được quyền tham gia đầy đủ nhất vào việc trao đổi các trang thiết bị, vật liệu và thông tin khoa học kỹ thuật vì mục đích sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân.

Xét rằng khoản 2 điều 4 của Hiệp ước còn quy định là các thành viên Hiệp ước sẵn sàng làm như vậy sẽ hợp tác để đóng góp, đơn phương hoặc cùng các quốc gia hay tổ chức quốc tế khác, nhằm phát triển hơn nữa việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình, đặc biệt tại lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp ước không có vũ khí hạt nhân.

Xét rằng khoản 1 điều 3 của Hiệp ước có ghi:

“Các quốc gia thành viên Hiệp ước không có vũ khí hạt nhân, cam kết chấp nhận các bảo đảm nếu trong một Hiệp định sẽ được đàm phám và ký kết với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế theo đúng quy chế của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và hệ thống đảm bảo của cơ quan này với mục đích duy nhất là kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và hệ thống bảo đảm của cơ quan này với mục đích duy nhất là kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ mà quốc gia thành viên Hiệp ước đã cam kết nhằm ngăn ngừa việc chuyển hướng năng lượng hạt nhân từ ứng dụng hoà bình sang vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác. Các thủ tục đảm bảo đòi hỏi theo điều này được áp dụng cho các vật liệu khởi đầu hoặc phân hạch, đặc biệt bất kể là chúng được sản xuất, chế biến hay sử dụng trong các cơ sở hạt nhân chủ yếu hoặc ở bên ngoài những cơ sở như vậy. Các bảo đảm do điều khoản này yêu cầu sẽ áp dụng cho tất cả các loại vật liệu khởi đầu hoặc phân hạch đặt biệt trong mọi hoạt động hạt nhân hoà bình, trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp ước, thuộc quyền tài phán của quốc gia ấy, hoặc được tiến hành dưới sự kiểm soát của quốc gia ấy ở bất kỳ nơi nào khác”.

Xét rằng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (sau đây gọi là Cơ quan) có toàn quyền theo đúng điều III quy chế của mình, được ký kết các Hiệp định như vậy.

Do đó Việt Nam và Cơ quan đã thoả thuận như sau:

Phần 1:

CAM KẾT CƠ BẢN

Điều 1. Việt Nam cam kết, chiểu theo điều khoản 1 điều III của Hiệp ước, chấp nhận các thanh sát phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này đối với tất cả các vật liệu khởi đầu, hoặc phân hạch đặc biệt trong mọi hoạt động hạt nhân hoà bình bên trong phạm vi lãnh thổ của mình, dưới quyền lực pháp lý của mình hoặc tiến hành dưới sự kiểm soát của mình ở bất kỳ nơi nào khác, với mục đích duy nhất là kiểm tra để các vật liệu ấy không bị chuyển hướng sang các vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác.

ÁP DỤNG THANH SÁT

Điều 2. Cơ quan có quyền và trách nhiệm bảo đảm rằng việc thanh sát sẽ được áp dụng phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này, đối với mọi vật liệu khởi đầu hoặc phân hạch đặc biệt trong mọi hoạt động hạt nhân hoà bình trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, hoặc tiến hành dưới quyền lực pháp lý của Việt Nam, hoặc tiến hành dưới sự kiểm soát của Việt Nam ở bất kỳ nơi nào khác, với mục đích duy nhất là kiểm tra để các vật liệu ấy không bị chuyển hướng sang vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác.

HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN

Điều 3. Việt Nam và Cơ quan sẽ hợp tác để làm dễ đàng cho việc thực hiện các thanh sát đề ra trong Hiệp định này.

THỰC HIỆN CÁC THANH SÁT

Điều 4. Các thanh sát đề ra trong Hiệp định này sẽ được thực hiện theo cách sao cho:

a) Tránh gây cản trở cho việc phát triển kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam hoặc sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực các hoạt động hạt nhân hoà bình kể cả trong việc trao đổi quốc tế các vật liệu hạt nhân,

b) Tránh sự can thiệp thiếu căn cứ vào các hoạt động hạt nhân hoà bình của Việt Nam và đặc biệt là việc vận hành các cơ sở hạt nhân,

c) Phù hợp với thực tiễn quản lý khôn ngoan cần phải có để tiến hành một cách an toàn và kinh tế các hoạt động hạt nhân.

Điều 5.

a) Cơ quan sẽ có mọi sự thận trọng để bảo vệ các bí mật thương mại và công nghiệp và các thông tin mật khác mà Cơ quan biết được do việc thực hiện Hiệp định này.

b) i. Cơ quan sẽ không còn công bố hoặc thông báo cho bất kỳ quốc gia, tổ chức nào, bất kỳ thông tin nào mà Cơ quan nhận được do liên quan tới việc thực hiện Hiệp định này, trừ một số thông tin nhất định liên quan đến việc thực hiện Hiệp định có thể được cung cấp cho Hội đồng Thống đốc của Cơ quan (sau đây gọi là Hội đồng) và cho những viên chức của Cơ quan có trách nhiệm chính thức liên quan đến việc thanh sát cần phải biết; nhưng chỉ ở mức độ cần thiết để Cơ quan hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hiệp định này.

ii. Thông tin tóm tắt về vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này có thể được công bố theo quy định của Hội đồng nếu các quốc gia có liên quan trực tiếp đồng ý.

Điều 6.

a) Khi thực hiện thanh sát theo Hiệp định này, Cơ quan sẽ lưu tâm đầy đủ đến những thành tựu kỹ thuật trong lĩnh vực thánh sát và sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo sự tối ưu của chi phí và áp dụng nguyên tắc thanh sát hữu hiệu đối với dòng chuyển của vật liệu hạt nhân chịu sự thanh sát theo Hiệp định này bằng cách sử dụng các thiết bị và các kỹ thuật khác tại những điểm chiến lược nhất định với quy mô mà kỹ thuật hiện tại và tương lai cho phép.

b) Để đảm bảo hiệu quả tối ưu của chi phí, sẽ sử dụng các biện pháp thí dụ như sau:

i. Ngăn kiểm như là một biện pháp xác định vùng cân bằng vật liệu để kiểm kê;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ