Loading


Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 15/12/1995
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HIỆP ƯỚC

VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á KHÔNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN

(Hiệp ước Băng Cốc)

 

HIỆP ƯỚC

VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á PHI VŨ KHÍ HẠT NHÂN (HIỆP ƯỚC BĂNG CỐC)

Các quốc gia thành viên của Hiệp ước này:

MONG MUỐN đóng góp vào việc thực hiện các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc;

QUYẾT TÂM thực hiện các hành động cụ thể nhằm đóng góp cho tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân toàn diện và triệt để, và cho việc thúc đẩy an ninh và hòa bình quốc tế;

TÁI KHẲNG ĐỊNH mong muốn của các Quốc gia Đông Nam Á là duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực dựa trên tinh thần cùng tồn tại hòa bình, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác như được nêu trong rất nhiều các thông cáo, tuyên bố và các văn bản pháp luật khác;

NHỚ TỚI Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) được ký tại Kuala Lumpur ngày 27 tháng Mười một năm 1971 và Chương trình Hành động cho ZOPFAN được thông qua tại cuộc họp bộ trưởng ASEAN lần thứ 26 tại Singapore tháng Bảy năm 1993;

TIN TƯỞNG rằng việc thiết lập Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, như là một thành tố thiết yếu của ZOPFAN, sẽ đóng góp vào việc tăng cường an ninh của các quốc gia trong khu vực và vào việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới nói chung;

TÁI KHẲNG ĐỊNH tầm quan trọng của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đối với việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và đối với việc đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới;

NHỚ TỚI Điều VII trong NPT, thừa nhận nhóm quốc gia nào cũng có quyền ký các hiệp ước khu vực nhằm cam kết không có vũ khí hạt nhân trong khu vực của mình;

NHỚ TỚI Văn kiện cuối cùng của Phiên họp đặc biệt lần thứ mười của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, văn kiện khuyến khích việc thành lập các khu vực không có vũ khí hạt nhân;

NHỚ TỚI các Nguyên tắc và Mục tiêu của Không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân đã được thông qua tại Hội nghị Tổng kết và gia hạn năm 1995 giữa các thành viên NPT, và rằng sự hợp tác của tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân cùng với sự tôn trọng và ủng hộ của họ đối với các nghị định thư liên quan đóng vai trò quan trọng đối với tính hiệu quả tối đa của hiệp ước về khu vực không có vũ khí hạt nhân này và các nghị định thư liên quan của hiệp ước;

QUYẾT TÂM bảo vệ khu vực khỏi ô nhiễm môi trường và hiểm hoạ do chất thải phóng xạ và các chất phóng xạ khác gây ra;

ĐÃ ĐỒNG Ý như sau:

Điều 1. Khái niệm

Đối với Hiệp ước này và Nghị định thư của Hiệp ước:

(a) “Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân”, sau đây được gọi là “Khu vực”, là khu vực gồm các lãnh thổ của các Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể là Brunei Darussalam, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và các thềm lục địa và các vùng kinh tế độc quyền của (EEZ);

(b) “Lãnh thổ” là lãnh thổ đất liền, các vùng nước nội địa, lãnh hải, các vùng nước quần đảo, đáy biển và đất dưới đáy biển, và không gian phía trên các vùng đó;

(c) “Vũ khí hạt nhân” là thiết bị nổ có khả năng giải phóng năng lượng hạt nhân ở mức không kiểm soát được nhưng vũ khí hạt nhân không bao gồm các phương tiện vận chuyển hoặc kích hoặc các thiết bị đó nếu các phương tiện đó được để riêng hoặc không phải là thành phần không thể tách rời đối với thiết bị nổ đó;

(d) “Trạm” là nơi cho triển khai quân, đặt để, gắn, lắp đặt, tập kết hoặc lưu giữ vũ khí;

(e) “Chất phóng xạ” là chất chứa hạt nhân phóng xạ ở trên mức thanh lý hoặc miễn trừ mà Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khuyến nghị;

(f) “Chất thải phóng xạ” là chất chứa có chứa hoặc bị nhiễm hạt nhân bức xạ với mức độ hoặc hoạt độ lớn hơn các mức clearance mà IAEA đề nghị và cho đến thời điểm hiện tại, chất đó không thể dùng vào mục đích nào nữa và

(g) “Nhận chìm” là:

(i) Mọi sự trút bỏ cố ý xuống biển, kể cả việc đưa xuống đáy đại dương và phần đất bên dưới, chất thải phóng xạ hoặc chất khác từ thuyền, máy bay, dàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác ở biển, và

(ii) Mọi sự trút bỏ cố ý xuống biển, kể cả đáy đại dương và vùng đất phía dưới, từ tàu thuyền, tàu bay, dàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác ở biển các chất phóng xạ, nhưng không gồm việc trút bỏ các chất thải hoặc các chất khác phát sinh một cách vô tình hoặc từ hoạt động thông thường của tàu thuyền, tàu bay, dàn nổi hoặc công trình nhân tạo khác ở biển đang hoạt động với mục đích thải bỏ các chất đó, hoặc phát sinh từ việc xử lý các chất thải hoặc các chất khác kiểu đó trên tàu thuyền, tàu bay, dàn nổi hoặc công trình nhân tạo đó.

Điều 2. Áp dụng hiệp ước

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ