Loading


Hướng dẫn 633/HD-TLĐ lấy ý kiến sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại Đại hội Công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 633/HD-TLĐ
Ngày ban hành 10/05/2012
Ngày có hiệu lực 10/05/2012
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Nguyễn Văn Ngàng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 633/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

LẤY Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

Để định hướng cho công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở trong quá trình thảo luận cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn một số nội dung cần tập trung thảo luận có liên quan trực tiếp đến cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.

1. Giữ vững các nguyên tắc cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, trong tổ chức và hoạt động của hệ thống Công đoàn. Tiếp thu những quy định mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi).

2. Quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, xem xét tính toàn diện, phù hợp, khả thi của các quy định hiện có để sửa đổi, bổ sung đồng bộ.

3. Các quy định của Điều lệ phải đảm bảo cho tổ chức và hoạt động công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

4. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ theo hướng làm rõ hơn nhiệm vụ của công đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, tập trung ưu tiên những nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo vệ; tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đủ điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS hoạt động.

II/ MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM XIN Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ.

1. Đối với công đoàn cấp cơ sở:

Tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp kiến nghị của đoàn viên về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Trong đó, cần tập trung thảo luận sâu một số vấn đề cụ thể như sau:

1.1. Về đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam: Bổ sung đối tượng người lao động nước ngoài (bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam) đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam được gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

- Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực từ 1 năm trở lên.

- Nơi người lao động nước ngoài làm việc có tổ chức công đoàn.

- Tự nguyện làm đơn xin gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Được công đoàn cơ sở tại nơi người lao động nước ngoài đang làm việc xem xét kết nạp vào tổ chức công đoàn.

1.2. Về nhiệm kỳ của đại hội CĐCS; CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn:

* Phương án 1: Nhiệm kỳ đại hội của CĐCS, CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận 5 năm/1lần.

* Phương án 2: Giữ nguyên như Điều lệ hiện hành.

1.3. Về số lượng đoàn viên khi thành lập CĐCS:

* Phương án 1: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được thành lập khi có từ 10 đoàn viên trở lên.

* Phương án 2: Giữ nguyên như Điều lệ hiện hành (có từ 5 đoàn viên trở lên).

1.4. Về nhiệm vụ của các loại hình CĐCS:

Quy định về nhiệm vụ của các loại hình CĐCS và nghiệp đoàn trong Điều lệ hiện hành nên tăng hoặc giảm bớt những nội dung gì (có đề xuất cụ thể)?

2. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:

Tập trung thảo luận một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:

2.1. Bổ sung một điều về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS.

2.2. Về công đoàn giáo dục huyện:

[...]
2