Loading


Hướng dẫn số 674-TLĐ về việc các cấp công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động số 674/TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 674-TLĐ
Ngày ban hành 09/06/1997
Ngày có hiệu lực 09/06/1997
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Hoàng Minh Chúc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 674-TLĐ

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 1997

 

HƯỚNG DẪN

CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 674-TLĐNGÀY 9 THÁNG 6 NĂM 1997 CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Cùng với các văn bản do cơ quan Nhà nước đã ban hành, Đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam đã có Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 18-11-1996 và Chỉ thị số 09/CT-TLĐ ngày 14-12-1996 nêu rõ những yêu cầu , nguyên tắc, biện pháp mà các cấp công đoàn cần thực hiện để tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động. Căn cứ vào các Chỉ thị đó, nay hướng dẫn chi tiết thêm một số vấn đề sau đây:

Phần thứ nhất

:HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

A/ CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

I- BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC QUYỀN DÂN CHỦ THAM GIA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦANGƯỜI LAO ĐỘNG (NLĐ), TRONG ĐÓ CÓ CHÚ TRỌNG CÁC BIỆN PHÁP:

1- Ký kết, thực hiện hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT), tham gia xây dựng mới hoặc bổ sung sửa đổi kịp thời nội quy lao động các quy chế nội bộ và các thoả thuận khác (nếu có) với người sử dụng lao động (NSDLĐ).

2- Thực hiện tốt quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội CNVC theo quy định tại điều 41, 42 của Luật DNNN và Hướng dẫn số 147/TLD, ngày 3/2/1996 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Đại hội Công nhân viên chức ở các DNNN. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, BCHCĐ thương lượng với người sử dụng lao động để mở hội nghị dân chủ thảo luận về thoả ước lao động tập thể, về những biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo đảm các quyền, lợi ích của tập thể lao động, về quan hệ giữa tập thể lao động, công đoàn với người sử dụng lao động và những vấn đề cần thiết khác của doanh nghiệp.

3- Củng cố và tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả, thiết thực.

4- Thường xuyên sử dụng các hình thức tuyên truyền để giúp Người lao động hiểu rõ các quyền, trách nhiệm của mình theo các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định nội bộ, các thoả thuận với NSDLĐ, trong đó có nội dung liên quan đến tranh chấp lao động.

II- ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ NẮM BẮT KỊP THỜI TÌNH HÌNH VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NLĐ.

1. Lập hòm thư góp ý kiến xây dựng doanh nghiệp do công đoàn quản lý để tập hợp ý kiến phản ánh của người lao động.

2- Phân công cho các uỷ viên BCH nhiệm vụ trực (theo lịch) để tiếp CNLĐ (có thể bố trí trong hoặc ngoài giờ sản xuất).

3- Đại diện BCH thường xuyên hoặc định kỳ gặp gỡ NSDLĐ trao đổi tình hình bàn thống nhất biện pháp để giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh và nguyện vọng kiến nghị của CNLĐ; thông báo kết quả cho CNLĐ biết.

4- Tăng cường giám sát thực hiện các chế độ lao động (tiền lương, điều kiện lao động, thời giờ làm việc, định mức lao động...) và các chế độ phúc lợi khác (nhất là dịp lễ, tết) bảo đảm công khai, công bằng, không trái pháp luật và những thoả thuận đã cam kết.

III- CHỦ ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI NSDLĐ ĐỂ THÀNH LẬP VÀ ĐƯA HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI LAO ĐỘNG (HĐHGLĐ) VÀO HOẠT ĐỘNG.

1- Chủ động chuẩn bị nội dung, thảo luận với NSDLĐ để thành lập HĐHGLĐ theo đúng yêu cầu được quy định tại Thông tư số 10-LĐTBXH-TT ngày 25-3-1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2- Cử đại diện BCHCĐ tham gia vào HĐHGLĐ (ít nhất là 2 người), trong đó một đại diện bắt buộc phải là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch. Những đại diện khác phải là người có kiến thức, năng lực và uy tín cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

3- Thảo luận để nhất trí với NSDLĐ về cơ cầu, thành phần, các nguyên tắc quan hệ và hoạt động cụ thể của Hội đồng; quyền, trách nhiệm của mỗi bên và của các thành viên, trong đó xác định rõ trách nhiệm bảo đảm điều kiện cho Hội đồng làm việc (địa điểm, thông tin, phương tiện, chế độ bồi dưỡng ...) phù hợp với khả năng của DN và quy định chung. Những nội dung này có thể đưa vào một quy chế nội bộ về HĐHGLĐ hoặc bổ sung thành một bộ phận của TƯLĐTT.

4- Hoàn thành các thủ tục thành lập HĐHGLĐ, thông báo cho CNLĐ của doanh nghiệp biết và cho Sở, Phòng LĐTBXH, LĐLĐ tỉnh, thành phố, quận, huyện (nếu có) để thiết lập quan hệ phối hợp công tác.

5- Thường xuyên kiểm tra, trợ giúp về nội dung, phương pháp công tác, các tài liệu cần thiết và nâng cao trình độ, năng lực cho các đại diện của công đoàn trong HĐHGLĐ.

B/ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP.

I- THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN:

1- Khi có tranh chấp lao động (TCLĐ) giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ, đại diện BCHCĐ cần gặp gỡ trực tiếp cả hai bên để tìm hiểu vụ việc, giải thích, hướng dẫn cho NLĐ, tạo điều kiện để cho hai bên tự hoà giải trước khi đưa ra HĐHGLĐ xem xét.

2- Giúp đỡ đại diện của Ban chấp hành, là thành viên của HĐHGLĐ trong việc chuẩn bị phương án hoà giải, tham gia các hoạt động của Hội đồng hoà giải, nhất là trong giai đoạn mà đại diện của BCHCĐ là Chủ tịch hoặc thư ký theo chế độ luân phiên.

3- Giám sát thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên theo những thoả thuận đã được ghi nhận trong biên bản hoà giải thành.

4- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết và tham gia các bước giải quyết TCLĐ tiếp theo tại Toà án, nếu hoà giải không thành.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ