Loading


Công văn về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

Số hiệu 40/KHXX
Ngày ban hành 06/07/1996
Ngày có hiệu lực 06/07/1996
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Phạm Hưng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40/KHXX

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1996

 

CÔNG VĂN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 40/KHXX NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

 

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) đựoc Uỷ ban thương vụ Quốc hội thông qua ngày 11-4-1996 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:

A. VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN LAO ĐỘNG

1. Về các vụ án về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Theo quy định tại Điều 166, Điều 168 của Bộ luật Lao độngĐiều 11 của Pháp lệnh thì Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án lao động về tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

- Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động và trong quá trình học nghề; về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

-Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện thoả ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

2.Về quyền khởi kiện, khởi tố vụ án lao động.

Khác với việc khởi kiện vụ án dân sự, việc khởi kiện vụ án lao động có những đặc thù riêng; cụ thể là:

a.Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh thì những người sau đây có quyền khởi kiện vụ án lao động tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp mình:

- Người lao động;

- Tập thể lao động;

- Người sử dụng lao động.

b. Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động thì theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động tại Toà án có thẩm quyền.

c. Theo quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh thì đối với những vi phạm pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thành niên, người tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, nếu không có ai khởi kiện, thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án lao động tại Toà án có thẩm quyền. Người lao động chưa thành niên theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật lao động là người dưới 18 tuổi.

d. Trong trường hợp người nộp đơn không thuộc một trong các trường hợp a và b trên đây thì Toà án phải trả lại đơnn kiện theo quy định tại điểm a Điều 34 của Pháp lệnh.

đ. Theo quyđịnh tại Điều 120, Điều 125 của Bộ luật lao động, thì ngoài những người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên), người lao động có thể là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, người chưa đủ 15 tuổi (đối với một số nghề và công việc được nhận trẻ em chưqa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề... do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định), người tàn tật...; do đó, khi có một trong các bên đương sự là người lao động thuộc diện này, Toà án cần chú ý thực hiện đúng các quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh, cụ thể là:

- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền ,nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng.

- Trẻ em chưa đủ 15 tuổi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng thông qua người đại diện. Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng, những khi cần thiết, Toà án triệu tập người đại diện của họ tham gia tố tụng.

- Nếu đương sự là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể tham gia tố tụng được thì phải có người đại diện của họ tham gia tố tụng.

Trong trường hợp không có người đại diện cho đương sự nói tại khoản 33 Điều này tham gia tố tụng, Toà án chỉ định một người thân thích của đương sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm người đại diện cho họ.

e. Theo quy định tại Điều 18 của Bộ luật lao động, thì tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp; thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của xã hội và tuân theo pháp luật. Xuất phát từ những nguyên tắc đó và theo quy định tại Điều 166 của Bộ Luật lao động Điều 11 của Pháp lệnh, Toà án chỉ thụ lý giải quyết các tranh chấp lao động với những điều kiện sau đây:

- Nếu tranh chấp lao động cá nhân, thì trước khi khởi kiện tại Toà án, các bên phải đưa việc tranh chấp ra Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện hoà giải. Chỉ trong trường hợp hoà giải không thành, kèm theo đơn khởi kiện phải có biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc của hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện lập) thì toà án mới thụ lý giải quyết. Thời hạn khởi kiện đối với các tranh chấp này là sáu tháng, kể từ ngày hoà giải không thành (điểm b, khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh)

Đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thương thiệt hại cho người sử dụng lao động (theo quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 166 của Bộ luật lao động và các điểm a, b khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh), thì Toà án thụ lý giải quyết không đòi hỏi điều kiện nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở. Thời hạn khởi kiện đối với các tranh chấp này là 1 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (điểm a khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh). Quy định này không hạn chế quyền của các bên đưa tranh chấp ra Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện hoà giải và ngược lại, việc họ đưa tranh chấp ra hoà giải đó cũng không hạn chế quyền của họ khởi kiện ra Toà án (nếu họ thấy khả năng hoà giải không thành) và vẫn trong thời hiệu khởi kiện 1 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp họ đã tiến hành hoà giải tại cơ sở và đã có kết quả hoà giải thì Toà án chỉ thụ lý giải quyết nếu kết quả hoà giải không thành. Thời hạn khởi kiện trong trường hợp này là 6 tháng, kể từ ngày hoà giải không thành. Toà án không thụ lý vụ án nếu sự việc đã được hoà giải thành (có biên bản hoà giải thành) do hội đồng hoà giải cơ sở hoặc do hoà giải viên lao động thực hiện, vì hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật lao động mà trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm d - Điều 34 của Pháp lệnh.

- Theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao độngkhoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh, thì Toà án chỉ thụ lý giải quyêt các tranh chấp lao động tập thể, nếu đã được Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà một trong các bên hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Kèm theo đơn khởi kiện, bên khởi kiện phải nộp bản sao quyết định của Hội đồngtrọng tài lao động về việc giải quyêt tranh chấp lao động. Thời hạn khởi kiện là 3 tháng kể từ ngày cóquyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

Cần lưu ý là theo quy định tại khoản 2 Điều 172 của Bộ luật lao động nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì họ có quyền chọn một trong hai biện pháp giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đó là:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ