Loading


Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2023 về việc làm tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 02/KH-UBND
Ngày ban hành 05/01/2023
Ngày có hiệu lực 05/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 05 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

VIỆC LÀM TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 12/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và giảm nghèo tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch việc làm tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trong 5 năm (2016 - 2020), toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 115.950 lao động, trung bình 23.190 lao động/năm; trong đó 16.337 người đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh giảm còn 2,67%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,78%, ở khu vực nông thôn 2,65%.

Hoạt động của sàn giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động đạt nhiều kết quả tích cực, với 102.240 lượt người được tư vấn về việc làm, chính sách, chế độ lao động. Tổ chức được 126 phiên giao dịch việc làm với 1.896 doanh nghiệp tham gia, trong đó 47.185 người được tư vấn việc làm và 15.741 người được giới thiệu việc làm; 33 lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với số tiền trên 1,77 tỷ đồng; 40.808 người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với số tiền chi trả là 524,22 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Công tác dự báo, quy hoạch phát triển nguồn lao động của tỉnh còn nhiều bất cập; thị trường lao động chưa ổn định, quan hệ cung cầu lao động chưa hình thành đồng bộ, thiếu bền vững; các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn hoặc định hướng cho doanh nghiệp, người lao động để ổn định sản xuất tạo việc làm và tăng thu nhập còn chưa kịp thời; việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú trọng tới giải pháp phòng ngừa.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do một số chính sách về giải quyết việc làm chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi; sự phối hợp chỉ đạo điều hành ở một số nơi còn hạn chế, người lao động còn có tư tưởng kén chọn việc làm, thị trường xuất khẩu lao động bị thu hẹp; hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động còn chưa cao; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa kịp thời, thiếu đồng bộ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2025:

- Tạo việc làm cho 120.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 15.000 người.

- Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh dưới 2,3%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 2,5%, ở nông thôn dưới 2%.

2. Định hướng đến năm 2030:

- Tạo việc làm mới cho 270.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 33.000 người.

- Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh dưới 2,1%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 2%, ở nông thôn dưới 1,5%.

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động, việc làm, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động, người sử dụng lao động tạo sự đồng thuận và tham gia tích cực của toàn xã hội;

- Phổ biến các quy định của pháp luật về việc làm để người lao động tiếp cận chính sách pháp luật lao động hiện hành, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa..., tuyên truyền các phiên giao dịch việc làm nhằm làm cho mọi người dân, người lao động hiểu rõ các Trung tâm giới thiệu việc làm là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo trên địa bàn.

2. Phát triển thị trường lao động

- Tăng cường giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân và các thành phần kinh tế với hình thức hỗ trợ vốn vay thông qua các dự án.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển thị trường lao động như nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ việc làm, tăng cường các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động; tăng cường hoạt động hỗ trợ và giám sát; hoàn thiện và phát triển thị trường lao động, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về việc làm và xuất khẩu lao động.

- Tổ chức thực hiện nghiêm và sử dụng có hiệu quả các cuộc điều tra, khảo sát cung - cầu lao động hàng năm; xây dựng, tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm phục vụ nhu cầu tìm việc, tìm lao động của người lao động và doanh nghiệp; tăng tần suất các phiên giao dịch việc làm trực tuyến và trực tiếp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tự tạo việc làm (khởi nghiệp), tạo thu nhập, nâng cao đời sống.

3. Xuất khẩu lao động

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đặt văn phòng đại diện ở một số địa phương, một số cơ sở dạy nghề để tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hỗ trợ vốn vay cho người dân có nhu cầu đi lao động nước ngoài từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo hình thức cho vay không phải thế chấp tài sản và mở rộng cho tất cả các đối tượng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ