Loading


Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 103/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2014
Ngày có hiệu lực 30/11/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lý Vinh Quang
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 11 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 994/QĐ-TTG NGÀY 19/6/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Thực hiện Quyết định số 994/QĐ- TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014- 2020, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông; duy trì quản lý, bảo vệ hành lang an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng đường bộ, đường sắt.

Phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định số 994/QĐ- TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu:

Các cơ quan, đơn vị chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc phục để việc triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đáp ứng tiến độ.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, an toàn đường bộ bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức và tự giác chấp hành.

2. Rà soát, phân loại và thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhánh đấu nối trái phép vào Quốc lộ; rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ, xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát với đường sắt.

3. Thực hiện giải toả các công trình đã dược bồi thường, công trình tái lấn chiếm, cưỡng chế giải toả các công trình không tự giác tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xoá bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện cắm mốc lộ giới và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải toả, bảo vệ mốc lộ giới; tổ chức giải toả dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn đường sắt trong phạm vi đã được bồi thường; ngăn chặn mở đường ngang trái phép, từng bước xoá bỏ các đường ngang trái phép có nguy cơ gây tai nạn giao thông.

4. Rà soát các điểm đấu nối theo Quy hoạch đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt, đề xuất xây dựng các đường gom để xóa bỏ các điểm đấu nối trái phép.

5. Rà soát các quy định của pháp luật về hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

6. Lập kế hoạch về kinh phí thực hiện hàng năm; tăng cường các giải pháp để xã hội hóa việc xây dựng đường gom đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao năng lực khai thác các tuyến đường.

7. Khi lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất không quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu thương mại, dịch vụ bám dọc theo các tuyến quốc lộ.

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Đối với đường bộ:

a) Giai đoạn 2014 - 2017:

- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc lộ giới đường bộ:

+ Xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng và cắm bổ sung. Xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ để cắm mốc giới bảo vệ hành lang an toàn đường bộ (mốc lộ giới) theo quy định.

+ Đối với các tuyến quốc lộ chưa cắm mốc lộ giới: Sở Giao thông vận tải chủ trì phối họp với UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án cắm mốc lộ giới cụ thể, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong thời hạn không quá 30 ngày, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi tuyến đường đi qua công bố công khai mốc lộ giới và cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao mốc lộ giới cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để quản lý.

+ Đối với các tuyến quốc lộ đã cắm mốc lộ giới: Cơ quan quản lý đường bộ rà soát lại hệ thống cọc mốc lộ giới hiện có, tiến hành cắm các cọc mốc lộ giới bị mất hoặc thiếu và bàn giao cho UBND cấp xã nơi có tuyến đường đi qua đế quản lý.

- Rà soát, thống kê, phân loại các công trình, cây cối nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ: Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi tuyến đường đi qua:

+ Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ