Loading


Kế hoạch 1097/KH-BTTTT năm 2023 về triển khai phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 1097/KH-BTTTT
Ngày ban hành 04/04/2023
Ngày có hiệu lực 04/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Tài chính nhà nước

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1097/KH-BTTTT

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ, HIỆN ĐẠI; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ” TRONG NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Để góp phần thực hiện thắng lợi hai sứ mệnh quan trọng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng giao cho ngành Thông tin và Truyền thông “Thúc đẩy chuyển đổi số; đánh thức sức mạnh nội sinh, đánh thức khát vọng dân tộc để mọi người dân Việt Nam cùng hướng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”; để cụ thể hóa hai sứ mệnh lớn do Đảng, Nhà nước giao phó và triển khai thực hiện Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Thông tin và Truyền thông” với các nội dung trọng tâm sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy sức mạnh của toàn ngành Thông tin và Truyền thông trong việc đẩy mạnh xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại về bưu chính, viễn thông, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số quốc gia, an toàn thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, xuất bản, in và phát hành và thông tin cơ sở (sau đây gọi chung là hạ tầng Thông tin và Truyền thông).

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong thực hiện xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo đúng hoặc vượt tiến độ, an toàn, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện.

- Thông qua phong trào thi đua, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong chỉ đạo điều hành, thực hiện tốt các chỉ tiêu, biện pháp, giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng Thông tin và Truyền thông theo hướng đồng bộ, phù hợp với chức năng, điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lãng phí.

- Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, xây dựng đất nước giàu mạnh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị và của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tự lực, tự cường khai thác tối đa tiềm năng của Ngành, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng giao cho ngành Thông tin và Truyền thông.

2. Yêu cầu:

- Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Thông tin và Truyền thông” là một trong những phong trào trọng tâm, thường xuyên của ngành Thông tin và Truyền thông; gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

- Phát động, triển khai phong trào thi đua với nội dung thiết thực, hình thức phong phú, sâu rộng, đồng bộ, xuyên suốt nhằm góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng Thông tin và Truyền thông đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, sức lao động và tài nguyên.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong Phong trào thi đua.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA:

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành tập trung thực hiện tốt nội dung sau:

1. Thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng Thông tin và Truyền thông:

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng bưu chính: ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để phát triển toàn diện và dài hạn với hệ thống các quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, cũng như cách thức, biện pháp để hiện thực hóa vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bưu chính trong thời đại số hiện nay như: 27.000 điểm phục vụ bưu chính, tỷ lệ xã có điểm bưu chính có người phục vụ 100%; tỷ lệ điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ có kết nối Internet 100%, tỷ lệ hộ gia đình có địa chỉ số 100%, xây dựng 01 nền tảng địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, số lượng sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu để đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên tham gia giao dịch ≥ 2, tỷ lệ doanh nghiệp bưu chính thực hiện báo cáo trực tuyến 100%, xây dựng 01 cơ sở dữ liệu bưu chính, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành bưu chính phục vụ cho việc điều hành phát triển lĩnh vực và hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu; tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử ≥ 30%; số lượng bưu gửi/đầu người/năm ≥ 50.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông: Phấn đấu Top 50 xếp hạng chỉ số phát triển viễn thông (IDI) theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU, hạ tầng băng rộng di động và băng rộng cáp quang phủ 100% thôn/bản trên toàn quốc; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng băng rộng cố định đến năm 2025 đạt tối thiểu 80%, lưu lượng Internet băng rộng di động đạt 13 GB/TB/tháng, lưu lượng Internet băng rộng cố định đạt 353 GB/TB/tháng; tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới Ipv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 70 - 80%.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng kinh tế số, xã hội số: Phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng KTS trong GDP đạt 20%, tỷ trọng doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử ≥ 80%, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số ≥ 50%, tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động ≥ 2%; phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân ≥ 50%, tỷ lệ 50% dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép đạt 80%; tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản ≥ 70%; tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến ≥ 50%.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng chuyển đổi số quốc gia: tỷ lệ phủ của hạ tầng mạng băng rộng cáp quang (hộ gia đình, xã) đạt 80 - 100%, tỷ lệ 100% người nông dân có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng, tỷ lệ cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động đạt 100%, 100% tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tỷ lệ 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, tỷ lệ 80 - 100% tỷ lệ phủ của hạ tầng mạng băng rộng cáp quang (hộ gia đình và xã), 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước, xếp hạng Top 50 chỉ số tham gia chính phủ điện tử, xếp hạng Top 50 về công nghệ thông tin.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng an toàn thông tin: duy trì Top 25 - 30 thứ hạng về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (chỉ số GCI), tốc độ tăng trưởng doanh thu thị trường an toàn, an ninh mạng đạt tỷ lệ 20 - 30%, tỷ lệ 80 - 100% hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5 của các bộ, ngành, địa phương được phân loại và thực hiện bảo vệ theo cấp độ; tỷ lệ làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin Việt Nam (23 nhóm sản phẩm) đạt 95.5 - 100%; tỷ lệ người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ đảm bảo an toàn, an ninh mạng đạt 80%.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông: Phấn đấu đến năm 2025 tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đạt 165 - 185 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt > 8%, tổng số tiền nộp vào ngân sách từ 1.9 - 2.1 tỷ USD, số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động đạt từ 75.000 đến 85.000 doanh nghiệp; xuất khẩu đạt 137 - 160 tỷ USD.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng báo chí: phấn đấu tỷ lệ 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận ít nhất 01 loại hình báo chí thiết yếu, hàng năm tăng 20% lượng tin, bài mới phục vụ nhiệm vụ chính trị, bảo vệ Tổ quốc, thông tin thiết yếu, tỷ lệ 100% cơ quan báo chí tự chủ, Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị và thông tin thiết yếu theo quy định, tăng tỷ lệ mô hình báo chí, điện tử thu phí nội dung so với năm 2000 từ 5 - 10%, tỷ lệ tạp chí được cấp phép lại, đảm bảo hoạt động đúng tính chất chuyên sâu, chuyên ngành đạt 100%, tăng tỷ lệ 50% thông tin tích cực, thông tin được kiểm chứng, thông tin chuyên sâu được đăng tải, lan tỏa trên báo chí, truyền thông.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử: Phấn đấu tỷ lệ 70% trở lên người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, địa phương, doanh thu các đài phát thanh, truyền hình đạt 13.000 tỷ đồng, số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 30 triệu thuê bao, tỷ lệ xử lý các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm ≥ 80%, tăng tỷ lệ thị phần quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước từ 5 - 10%, tăng tỷ lệ đưa thông tin tích cực xã hội đạt 50%, tăng tỷ lệ lên 30% số vụ việc vi phạm bản quyền nội dung phát thanh, truyền hình trên không gian mạng được xử lý, tăng doanh thu ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong nước lên 100 triệu USD, tỷ lệ trò chơi điện tử sản xuất trong nước đạt 25%.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng xuất bản, in và phát hành: Tiếp tục định hướng phát triển nền tảng xuất bản điện tử dùng chung, đưa số lượng nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản điện tử lên trên 19 nhà xuất bản, vượt chỉ tiêu đặt ra 25%; phát triển mạng dùng chung hỗ trợ công tác báo cáo, trao đổi thông tin, nộp lưu chiểu cho 57 nhà xuất bản; phát triển mạng lưới xuất bản phẩm trên cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông; phấn đấu đến năm 2025 tăng trưởng doanh thu hằng năm toàn ngành đạt 6%, số lượng sách xuất bản đạt 6 bản/người/năm; thứ hạng ngành xuất bản Việt Nam Top 3, 4 Đông Nam Á, thứ hạng ngành công nghiệp in Việt Nam Top 4, 5 Đông Nam Á.

- Thi đua đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin cơ sở: Tiếp tục phấn đấu đến năm 2025, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn quốc có đài truyền thanh; trong đó 70% đài truyền thanh có dây/không dây FM chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; 100% các tỉnh, thành phố có Hệ thống thông tin nguồn để cung cấp thông tin thiết yếu và quản lý, giám sát, đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở.

2. Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

- Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí nhà nước, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong các lĩnh vực để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ