Loading


Kế hoạch 11/KH-UBND về phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2021

Số hiệu 11/KH-UBND
Ngày ban hành 21/01/2021
Ngày có hiệu lực 21/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2021

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Kế hoạch s 109/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh về phát triển làng nghề tỉnh giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2021, như sau:

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Thực trạng hoạt động của làng nghề

a) Về kết quả sản xuất kinh doanh tại các làng nghề

Năm 2020, toàn tỉnh có 58 làng nghề, trong đó có 39 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận. Các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau, trong đó: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (18 làng); sản xuất hàng thủ công mnghệ (04 làng); xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn (06 làng); sản xuất đồ g, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (23 làng); sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (06 làng); các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn (01 làng). Tổng shộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề là 17.465 hộ; 315 doanh nghiệp; 15 hợp tác xã, tổ hợp tác, giải quyết việc làm cho trên 46.000 lao động; doanh thu của các cơ sở trong làng nghề đạt trên 7.900 tỷ đồng. Trong 58 làng nghề có 35 làng nghề hoạt động hiệu quả, điển hình: Làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan huyện Văn Giang đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng; làng nghề Chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mđạt doanh thu hơn 2.410 tỷ đồng; làng nghề mộc mỹ nghệ Hòa Phong xã Hòa Phong thị xã Mỹ Hào đạt doanh thu 365 tỷ đồng; làng nghề truyền thống Đúc đng Lộng Thượng xã Đại Đng huyện Văn Lâm đạt doanh thu hơn 250 tỷ đồng...; thu nhập bình quân của người lao động chính từ 100-130 triệu đồng/người/năm; một số làng nghề hoạt động theo thời vụ, không ổn định tuy có doanh thu không cao nhưng đã tạo việc làm cho người lao động lúc nông nhàn và mang lại thu nhập từ 2-3 triệu đồng/người/tháng như làng nghề truyền thống đan đó, dọ thôn Tất Viên, Nội Lăng xã Thủ Sỹ huyện Tiên Lữ; làng nghề gốm sứ thôn 4 xã Xuân Quan huyện Văn Giang; làng nghchế biến, sấy mứt táo Thiết Trụ xã Bình Minh huyện Khoái Châu.

b) Về quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại

Việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm làng nghề đã được các địa phương, làng nghề triển khai thực hiện. Đến nay, có 9 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu tập thể (làng nghề Chạm bạc Huệ Lai xã Phù ng huyện Ân Thi; làng nghề truyền thống hương Cao thôn xã Bảo Khê thành phố Hưng Yên; làng nghề truyền thống Tương Bần phố Bần Yên Nhãn thị xã Mỹ Hào; làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan; làng nghề quất cảnh Thắng Lợi xã Thng Lợi huyện Văn Giang; làng nghề truyền thống sản xut rượu Trương Xá xã Toàn Thng huyện Kim Động; làng nghề chế biến hoa quả thôn Phương Trung xã Phương Chiểu thành phHưng Yên; làng nghề sản xuất rượu thôn Ngọc xã Lạc Đạo; làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm) và nhiều làng nghề khác đang xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan chức năng hướng dẫn, htrợ xây dựng nhãn hiệu.

Công tác xúc tiến thương mại nhm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được một số địa phương, làng nghề quan tâm thực hiện; tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ như: sản phẩm đúc đồng của làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, sản phẩm tương bần của làng nghề truyền thống tương bần Phố Bần Yên Nhân thị xã MHào, làng nghề truyền thống hương Cao Thôn xã Bảo Khê thành phố Hưng Yên.

c) Về bảo vệ môi trường làng nghề nông thôn

Xác định bảo vệ môi trường làng nghề là một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự phát trin bền vững của làng nghề và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư trong làng nghề và vùng phụ cận; các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao và có các giải pháp phù hợp để vừa bảo vệ môi trường và vừa phát triển sản xuất trong các làng nghề. Thời gian gần đây, ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý các chất thải tại các làng nghề từng bước được nâng cao góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nông thôn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhim môi trường làng nghề có nguy cơ ngày càng phức tạp, khó kiểm soát như ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm; ô nhiễm tại các làng nghề tái chế nhựa, tái chế phế liệu; ô nhiễm môi trường về bụi, mùi, tiếng ồn... Có tình trạng hộ gia đình, cơ sở làm nghề vì lợi ích kinh tế, dù biết rõ mức độ nguy hiểm nhưng chấp nhận sng chung với ô nhiễm.

2. Tình hình công nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống

Thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn; căn cứ các tiêu chí, SNông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát, kiểm tra các làng nghề, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; đến nay, UBND tỉnh đã quyết định công nhận 39 làng nghề (trong đó có 8 làng nghề truyền thống). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp và lập hồ sơ đề nghị công nhận cho các làng nghề đủ điều kiện theo quy định.

3. Đánh giá chung

a) Những thuận lợi

Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND tỉnh quan tâm ban hành cơ chế chính sách, định hướng phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thúc đẩy làng nghề, ngành nghề phát triển; kết cấu hạ tầng của các làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước cùng với sự đóng góp của người dân thực hiện với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; khuyến khích htrợ cho các làng nghề áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá, xây dựng thương hiệu... mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm; môi trường làng nghề đã được các địa phương, làng nghề quan tâm đầu tư nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề thân thiện với môi trường.

Các làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong thực hiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

b) Khó khăn, tồn tại

Công tác tuyên truyền, phổ biến phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường xuyên.

Việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp trong các làng nghề còn gặp khó khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp...dẫn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề thiếu vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Môi trường tại một số làng nghề có mức ô nhiễm cao, đặc biệt các làng nghề tái chế phế liệu; việc xử lý ô nhiễm tại các làng nghề đã được chỉ đạo triển khai nhưng kết quả đạt được chưa cao, nhiều địa phương chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để.

Nhiều làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; một số làng nghề đã có thương hiệu nhưng chưa quan tâm nhiều đến công tác quảng bá, xúc tiến thương mại... dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm còn chậm, chưa mrộng thị trường tiêu thụ; công tác khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong các làng nghề còn chậm.

Việc lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP còn yếu do các chủ thsản xuất tại các làng nghề chưa chủ động, tích cực tham gia.

II. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NĂM 2021

1. Mục tiêu, yêu cầu

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về các chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ