Loading


Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2017 Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 156/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2017
Ngày có hiệu lực 18/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19 tháng 4 năm 2017 của Tỉnh ủy về thực hiện có hiệu quả tiến Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển nông nghiệp bền vững gn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh, bảo đảm tăng trưởng ổn định, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và nâng cao đời sống cho người dân.

Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bn vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn, đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyn đi cơ cấu lao động nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo gn với xây dựng nông thôn mới bn vững.

2. Mc tiêu c thể đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 3,5%/năm.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt từ 31-32 vạn tn/năm (trong đó sản lượng lúa chất lượng cao đạt từ 8-10 vạn tấn/năm).

- Sản lượng thủy sản đạt 73 ngàn tấn/năm (trong đó sản lượng khai thác đt 45,5 ngàn tn/năm, sản lượng nuôi đạt 27,5 ngàn tấn/năm).

- Tỷ lệ độ che phủ rừng 57%.

- Thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 1,6-1,9 lần so với năm 2016.

- Nâng chất lượng đối với 23 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016; phn đu có thêm 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 61 xã, đạt tỷ lệ 59%; phấn đấu 02 huyện Quảng Điền và Nam Đông đạt chuẩn nông thôn mới.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm v

a) Về trồng trọt

- Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bn vững. Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sạch, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chui giá trị.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đi khí hậu.

- Tập trung đầu tư để chuyển đổi khoảng 3.300 ha đất lúa kém hiệu quả ở vùng miền núi, bãi ngang ven bin, vùng thiếu nước sang trng ngô, lạc, rau, hoa và nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020 ổn định diện tích gieo trng lúa nước khoảng 51.000 - 52.000 ha/năm, năng suất lúa bình quân đặt trên 60 tạ/ha, diện tích lúa chất lượng cao đạt 17.000 ha, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98% diện tích gieo cấy, diện tích lúa cánh đồng mẫu lớn có liên kết trong tiêu thụ khoảng 5.500 ha; cây ăn quả khoảng 3.330 ha, trong đó cây bưởi Thanh trà đạt 1.000 ha; Sắn công nghiệp 7.500-8.000 ha; Rau, củ, quả an toàn đạt 600 ha; Lạc trên 3.600 ha, năng suất đạt từ 20-22 tạ/ha.

b) Về chăn nuôi

- Chú trọng phát triển vật nuôi có tiềm năng và lợi thế, tăng chất lượng đàn, phát triển số lượng phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả đ tăng sức cnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường; tổ chức sản xuất theo chui giá tr thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo mục tiêu cơ bn vlợi ích cho người chăn nuôi và người tiêu dùng; phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

- Mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tp trung ch bit khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường; kết hợp chăn nuôi với trng cây nông nghiệp, lâm nghiệp; Xây dựng, nâng cấp cơ s giết m tp trung theo quy hoạch và đảm bảo vsinh môi trường. Hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi hu cơ.

c) Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; Từng bước đáp ứng nhu cầu g, lâm sn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường gắn với tái cơ cấu ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập; tăng cường liên kết tiêu thụ lâm sản giữa doanh nghiệp với nông dân.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ