Loading


Kế hoạch 2076/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 2076/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2017
Ngày có hiệu lực 28/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2076/KH-UBND

Hà Nam, ngày 28 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hp quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và địa phương trong việc việc thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi tắt là Công ước CEDAW) và triển khai Khuyến nghị của Ủy ban Liên hp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi là Ủy ban CEDAW).

- Tăng cường sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, các địa phương thực hiện triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả, các hoạt động của Kế hoạch.

2. Yêu cầu

- Các Sở, ban, ngành và địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban CEDAW phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị, địa phương.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch được lồng ghép trong quá trình thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và nhất là các nội dung liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các Khuyến nghị liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyn của phụ nữ và trẻ em gái.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ làm cơ sở để tham mưu đxuất các chính sách của địa phương đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái phù hợp với Công ước CEDAW.

2. Tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyn của phụ nữ và trẻ em gái: Tổ chức các hoạt động tập huấn, chiến dịch truyền thông... nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các tổ chức và Nhân dân về Hiến pháp, Công ước CEDAW và chính sách pháp luật về bình đẳng giới thông qua nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

3. Lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các Sở, ban, ngành và địa phương, chú trọng thực hiện hiệu quả các mô hình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

4. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Làm đầu mi tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, các sở, ngành và địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Chủ trì tuyên truyền, phối hợp các cơ quan báo chí truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức và người dân về Hiến pháp, Công ước CEDAW và luật pháp chính sách về bình đẳng giới, thông qua các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng.

- Đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp nhằm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới trong lao động việc làm; Tăng cường thanh tra và kiểm tra về tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lao động việc làm

- Theo dõi, đôn đốc, định kỳ (và đột xuất) báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kết quả thực hiện.

2. Sở Ni v:

Chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn các Sở, ngành và các huyện, thành phố thực hiện các quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về tui bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho đội ngũ giáo viên; Lồng ghép nội dung giáo dục về giới, bình đng giới vào chương trình, nội dung môn học phù hợp từng cấp học.

4. Sở Y tế:

Đẩy mạnh tập huấn và truyền thông về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bà mẹ trẻ em; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các cơ sở y tế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ