Loading


Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2017 thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 71/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2017
Ngày có hiệu lực 23/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hp quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và các đơn vị trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi tắt là Công ước CEDAW) và triển khai Khuyến nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi là Ủy ban CEDAW).

Tăng cường sự tham gia của các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo triển khai các hoạt động trong Kế hoạch được đồng bộ, toàn diện và hiệu quả.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban CEDAW phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị.

Việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch được lồng ghép trong quá trình thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của đơn vị, địa phương, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các khuyến nghị liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Rà soát hệ thống văn bản luật pháp, chính sách

Thực hiện rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ làm cơ sở để tham mưu đề xuất các chính sách của địa phương đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái phù hợp với Công ước CEDAW như: các quy định pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; quy định chính sách về cấm phân biệt đối xử trong Bộ Luật Lao động, Luật hôn nhân gia đình; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở trong việc xử lý các vụ bạo lực gia đình...

Rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi và hướng dẫn sử dụng Bộ chỉ tiêu phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã.

Hằng năm, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm đảm bảo nguyên tắc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

2. Tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái

Tổ chức các hoạt động, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các tổ chức và người dân về Hiến pháp, Công ước CEDAW và luật pháp chính sách về bình đẳng giới dưới nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng như: hội nghị truyền thông; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; in ấn, xuất bản các ấn phẩm truyền thông (tờ rơi, tài liệu), xây dựng cụm pano, băng zôn tuyên truyền..

Tổ chức tập huấn, truyền thông về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục về bình đẳng giới trong các hoạt động giáo dục tại nhà trường, chú trọng nội dung giáo dục kỹ năng sống, các kiến thức về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực học đường trong các cấp học; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

3. Thực hiện lồng ghép công tác bình đẳng gii với các chương trình, kế hoạch, đề án

Lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của các sở, ngành, địa phương. Chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; kịp thời phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các vụ bạo lực giới, mua bán phụ nữ và trẻ em, mô giới hôn nhân bất hợp pháp...

4. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bình đng gii và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở

Kịp thời kiện toàn bộ máy Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, các ngành khi có sự thay đổi nhân sự.

Hàng năm, tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, địa phương.

III. KINH PHÍ

Được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các đơn vị và các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ