Loading


Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 04/02/2021
Ngày có hiệu lực 04/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SẮP XẾP DÂN CƯ, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đán Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thhóa các nội dung để triển khai thực hiện Đán số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực theo chui giá trị; tập trung phát trin sản xuất nông nghiệp hàng hóa gn với chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm phát triển các sản phẩm OCOP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất rõ nguồn gốc; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, sắp xếp, n định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán, giảm thiu thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh ca từng vùng đ phát trin kinh tế - xã hội bn vững.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực trin khai Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Việc trin khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đán đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm việc đôn đốc, kim tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của đề án đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Phát trin sản xuất nông, lâm nghiệp

- Tốc độ tăng trưng giá trị sản xuất bình quân đạt 5-5,5%/năm; Cơ cấu nội ngành: Nông nghiệp 74%, Lâm nghiệp 20%, Thủy sản 6%.

- Giá trị sản phm/01 ha đất canh tác bình quân đạt trên 100 triệu đồng; duy trì sản lượng lương thực có hạt trên 300.000 tấn; sản lượng thịt hơi 68.500 tấn; sản lượng thủy sản 11.000 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%.

- Phát trin mới 100 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận; Chun hóa và công nhận ít nhất 150 sản phẩm OCOP (dự kiến có 90 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao; 55 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao; 05 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao).

2. Sắp xếp dân cư nông thôn: Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gn với xây dựng nông thôn mới; sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán; bố trí, sắp xếp n định khoảng 2.525 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới (Cơ bản sắp xếp ổn định tại chỗ và sắp xếp xen ghép chiếm 63%, sắp xếp tập trung chiếm 37% số hộ cần sắp xếp).

3. Xây dựng nông thôn mới: Phấn đấu toàn tỉnh có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (gồm: huyện Bảo Thng, Văn Bàn, Bảo Yên và thành phố Lào Cai); 01 huyện nông thôn mới nâng cao (Bảo Thng); 94 xã đạt chun nông thôn mới. Bình quân đạt 17,3 tiêu chí/xã, không có xã dưới 10 tiêu chí.

III. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

1.1. Trồng trọt

a) Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực:

- Cây lúa nước: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trng lúa; đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa khoảng 31.100 ha, sản lượng 167.000 tấn. Xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa tập trung, chủ yếu tại các huyện: Bo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn quy mô trên 11.000 ha. Sử dụng các giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ...

- Cây ngô: Từng bước giảm diện tích gieo trồng ngô 1 vụ vùng cao, diện tích trồng ngô kém hiệu quả; đến năm 2025 duy trì ổn định diện tích gieo trồng khoảng 33.000 ha, sản lượng khoảng 143.000 tấn. Phát triển và duy trì vùng thâm canh ngô, quy mô 12.500 ha tại các vùng trọng điểm như Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Thng, Bát Xát, Bảo Yên, Bc Hà. Chuyn đổi cơ cấu giống ngô, nâng tỷ lệ các giống cao sản, chống chịu sâu bệnh... để nâng cao năng suất; hình thành các vùng sản xuất ngô ngọt, ngô nếp phục vụ chế biến, vùng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc.

b) Phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực

- Phát triển vùng sản xuất cây dược liệu: Tập trung duy trì, phát triển cây dược liệu đến năm 2025 đạt trên 3.000 ha. Chú trọng một số cây dược liệu chủ lực là Atiso, Đương quy, Cát cánh... Duy trì diện tích dược liệu lâu năm dưới tán rừng trồng; Trồng mới trên 500 ha tập trung tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bc Hà, Si Ma Cai, thị xã Sa Pa, gắn với liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 100% diện tích cây dược liệu có liên kết tiêu thụ ổn định; 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn GACP - WHO. Xây dựng cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản dược liệu với diện tích từ 500 - 1.000 m2/khu sơ chế, 03 cơ sở chế biến dược liệu.

- Phát triển vùng sn xut chè: Cơ cu lại vùng sản xut chè, tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng vùng nguyên liệu, tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè. Phát triển ổn định 6.500 ha chè, sử dụng giống chè chất lượng cao để trồng mới 1.000 ha, đến năm 2025 diện tích chè đạt 7.500 ha; thâm canh 5.000 ha chè kinh doanh đảm bảo năng suất tăng lên 10 - 15%. Thúc đẩy sản xuất, chứng nhận chè VietGAP, chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm/đơn vị canh tác từ 20 - 25% so với năm 2020; nâng tỷ lệ chế biến chè xanh chất lượng cao từ 15% lên 30 - 40%. Từng bước giảm tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường dễ tính (các nước vùng Trung Đông và Pakistan); tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan đạt 20 - 30% sản lượng; chè nội tiêu đạt 30% sản lượng

- Phát trin vùng cây ăn quả ôn đới: Rà soát, cơ cu lại vùng trồng đảm bảo quy mô liền vùng, nâng cao năng suất, chất lượng. Cải tạo và duy trì ổn định 3.500 ha diện tích hiện có; phát triển, mở rộng 500 ha cây ăn quả ôn đới, đến năm 2025 diện tích đạt khoảng 4.000 ha tập trung tại các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa với các loại cây bản địa như quýt Mường Khương, mận Tả Van, mận hậu, mận Tam hoa, lê VH6 và một số giống cây ăn quả ôn đới mới. Rà soát, bổ sung 1-2 giống cây ăn quả ôn đới rải vụ đphục vụ nhu cầu khách du lịch, ổn định các vùng sản xuất, cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn với du lịch sinh thái.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ