Loading


Kế hoạch 98/KH-UBND thực hiện Đề án 01-ĐA/TU phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2023

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 17/02/2023
Ngày có hiệu lực 17/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Lào Cai, ngày 17 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 01-ĐA/TU NGÀY 11/12/2020 CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SẮP XẾP DÂN CƯ, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI, NĂM 2023

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2023, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung thực hiện năm 2023 thuộc Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được giao tại Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển sản phẩm OCOP, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU NĂM 2023

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 5%/năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác đạt 95 triệu đồng/ha.

2. Đảm bảo an ninh lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 326.700 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 69.300 tấn; sản lượng thủy sản đạt 12.200 tấn.

3. Phát triển mới 20 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023 tổng số 86 sản phẩm (30 sản phẩm mới và 56 sản phẩm đánh giá lại).

4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý và bảo vệ rừng bền vững; nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 58,5%.

5. Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán; bố trí, sắp xếp ổn định 866 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới.

6. Xây dựng các xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Năm 2023, phấn đấu có 10 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới lên 72/127 xã. Duy trì 04 xã đã đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao, phấn đấu hoàn thành thêm 06 xã đạt chuẩn “Xã Nông thôn mới nâng cao”.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ NĂM 2023

1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

1.1. Trồng trọt

1.1.1. Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực

- Cây lúa: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa với diện tích 33.318 ha, sản lượng 182.823 tấn. Tập trung xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa đạt 9.725 ha tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Kiểm soát cơ cấu giống, tăng cường sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng tốt đưa vào sản xuất; theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ kết quả sản xuất.

- Cây ngô: Từng bước giảm diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Duy trì diện tích gieo trồng ngô 32.494 ha, sản lượng 143.877 tấn. Thâm canh tăng năng suất ngô, trồng ngô mật độ cao với quy mô 11.500 ha tại các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên. Sử dụng các giống ngô có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh, các giống ngô ngọt phù hợp chế biến.

1.1.2. Phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực

- Phát triển vùng sản xuất cây dược liệu: Duy trì 564 ha cây dược liệu hàng năm hiện có, trồng mới 326 ha; phấn đấu hết năm 2023 cây dược liệu hàng năm đạt 890 ha (các huyện: Bát Xát 294 ha, Bắc Hà 230 ha, Si Ma Cai 126 ha; thị xã Sa Pa 240 ha). Chú trọng một số cây dược liệu chủ lực như Atiso, Đương quy, Cát cánh... Phấn đấu toàn bộ diện tích cây dược liệu có hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và người sản xuất; diện tích trồng dược liệu làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

- Phát triển vùng sản xuất chè: Năm 2023, thực hiện trồng mới 1.055 ha chè tại các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và Bảo Yên, nâng diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 8.400 ha. Áp dụng quy trình kỹ thuật trong thiết kế, trồng, chăm sóc, chứng nhận chè VietGAP, chè hữu cơ; thâm canh 3.421 ha chè kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (trong đó duy trì 2.821 ha và mở rộng diện tích 600 ha) sản lượng chè búp tươi ước đạt 40.790 tấn. Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm, tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan.

- Phát triển vùng sản xuất chuối: Rà soát, cơ cấu lại vùng trồng đảm bảo luân canh cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh héo rũ Panama trên các vùng sản xuất chuối tập trung, lâu năm. Năm 2023, trồng mới, trồng lại 275 ha chuối (tại các huyện: Bát Xát 230 ha; Bảo Yên 45 ha), diện tích chuối toàn tỉnh đạt 3.380 ha. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức khảo nghiệm lựa chọn một số giống chuối có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với sâu bệnh; tiếp tục mở rộng diện tích chuối được cấp mã vùng trồng, trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch.

- Phát triển vùng sản xuất dứa: Tiếp tục duy trì và phát triển vùng sản xuất dứa chuyên canh, tập trung nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Năm 2023, trồng mới diện tích 140 ha tại huyện Mường Khương nâng diện tích dứa chuyên canh đạt 2.200 ha tập trung tại các huyện: Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Lựa chọn các giống dứa mới phù hợp để thay thế giống cũ, năng suất thấp. Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo phương pháp rải vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật với từng thời điểm, hạn chế dứa chín tập trung, kéo dài thời gian thu hoạch đáp ứng yêu cầu của nhà máy chế biến.

- Phát triển vùng cây ăn quả ôn đới: Cải tạo, duy trì ổn định 4.305 ha diện tích hiện có, phát triển, mở rộng 689 ha cây ăn quả ôn đới, nâng tổng diện tích đạt 4.994 ha, tập trung tại các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa với các loại cây bản địa như mận, lê VH6, đào và một số giống cây ăn quả ôn đới mới. Các diện tích trồng mới phải tập trung, liền vùng, có liên kết tiêu thụ sản phẩm. Ổn định các vùng sản xuất, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với du lịch.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ