Loading


Báo cáo 52/BC-CP đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do Chính phủ ban hành

Số hiệu 52/BC-CP
Ngày ban hành 03/03/2016
Ngày có hiệu lực 03/03/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Bùi Quang Vinh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/BC-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2016

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội

Căn cứ chương trình làm việc phiên họp thứ 46 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính ph xin báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 dựa trên đánh giá tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2015. Đến nay, trên cơ sở tổng hợp kết quả thực hiện cả năm, xin báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 như sau:

Năm 2015 là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -2015, là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới có nhiều biến động phức tạp. Tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông ngày càng gay gắt; tình hình xung đột vũ trang tại Ucraina, Syria. Vấn đề Nhà nước hồi giáo IS, dẫn ti làn sóng di cư, tị nạn đến Châu Âu có quy mô lớn nhất từ sau thế chiến thứ II. Quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới tiếp tục căng thẳng, Kinh tế thế giới phục hồi chậm, giá dầu thô giảm mạnh, cùng với sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, sự phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ,... đã tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nước ta.

Trước những khó khăn và thách thức đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, chúng ta đã nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 đã đề ra.

I. VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 như sau:

Trong tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội giao, có 12/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Ngoài 01 chỉ tiêu là tỷ lệ che phủ rừng không đạt kế hoạch như đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, qua đánh giá lại có thêm chỉ tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch. So với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội, có 5 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn. Cụ thể như sau:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2015

Ước thực hiện năm 2015 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10

Thực hiện 2015

1.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

Khoảng 6,2

6,5

6,68

2.

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

Khoảng 10

Khoảng 10

7,9

3.

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu

%

Khoảng 5

3,6

2,2

4.

Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội so với GDP

%

Khoảng 30-32

30,5

32,6

5.

Tốc đ tăng giá tiêu dùng (CPI)

%

Khoảng 5

1,5-2,5

0,6

6.

Tạo việc làm

Triệu người

Khoảng 1,6

1,6

1,625

7.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

50

51,6

51,6

8.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

<4

<4

3,29

9.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

1,7-2

1,7-2,0

1,7-2,0

 

Riêng các huyện nghèo giảm

%

4

4

5

10.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

%

<15

14,1

14,1

11.

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường bệnh

23,5

24

24

12.

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo QĐ 64/2003/QĐ-TTg) được xử lý

%

90

92,5

90

13.

Tỷ lệ KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

82

84

84

14.

Tỷ lệ che phủ rừng

%

42

40,73

40,73

2. Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

a) Về giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2015 tăng 0,6% so với tháng 12/2014, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2001; bình quân cả năm 2015 tăng 0,63% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp chủ yếu do: (i) giá dầu thế giới giảm mạnh (giảm khoảng 50% so với năm trước), tác động làm gim giá xăng dầu và giá các hàng hóa khác; (ii) nguồn cung hàng hóa dồi dào, bao gồm cả lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, nhưng không có biểu hiện giảm phát. Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu đã tăng khá mạnh; tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 8 năm qua.

Lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 1,69% so với tháng 12/2014; bình quân cả năm 2015 tăng 2,05% so với năm trước.

b) Về tiền tệ, tín dụng: Tín dụng đối với nền kinh tế được cải thiện. Tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tốc độ huy động vốn. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 15,64% so với cuối năm 2014 (năm 2014 tăng 17,62%). Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 17,29% so với tháng 12 năm 2014 (năm 2014 tăng 14,16%). Tính đến ngày 31/12/2015, tổng phương tiện thanh toán tăng 15,6% so với tháng 12 năm 2014 (năm 2014 tăng 18,13%).

Mặt bằng lãi suất cơ bản ổn định, đến cuối năm 2015 đã giảm khoảng 0,2-0,5%/năm so với cuối năm trước. Tỷ giá VND/USD được điều chỉnh chủ động, linh hoạt. NHNN đã điều chỉnh tăng tổng cộng 3% tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng, mở rộng biên độ từ +1% lên +3%. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 3 % trước thời hạn 31/12/2015.

c) Về ngân sách nhà nước: Mặc dù giá dầu thô giảm mạnh so với Nghị quyết của Quốc hội (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng, thấp hơn 0,5 USD/thùng so với giá ước báo cáo Quốc hội), nhưng tổng thu NSNN cả năm đạt 996,87 nghìn tỷ đồng, tăng 85,77 nghìn tỷ đồng so với dự toán và cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội là 69,37 nghìn tỷ đồng. Tổng chi NSNN đạt 1.262,87 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với dự toán.

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 là 256 nghìn tỷ đồng, bằng mức đã được Quốc hội cho phép, gồm: 226 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 và 30 nghìn tỷ đồng tăng thêm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 bằng 6,1%/GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội do quy mô GDP năm 2015 thực tế giảm so với số đã báo cáo Quốc hội là 291,1 nghìn tỷ đồng.

Dự nợ công cuối năm 2015 đạt 62,2% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1% GDP.

d) Về đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 ước đạt 1. 367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và bằng 32,6% GDP.

Năm 2015, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng và vượt kế hoạch đặt ra. Tổng số vốn FDI thực hiện năm 2015 đạt 14,5 tỷ USD (số đã báo cáo Quốc hội là 13,2 tỷ USD), tăng 16% so với năm 2014, vượt 11,5% so với kế hoạch đề ra. Vốn đăng ký đạt 24,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014 và vượt 9,6% so với kế hoạch đề ra1. Giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự án đã được chú trọng hơn; công tác đi thoại chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn. Việc các nhà đầu tư triển khai giải ngân vốn và tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là tín hiệu tích cực về sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân năm 2015 đạt 4,6 tỷ USD (trong đó: vốn vay 4,365 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại 235 triệu USD), bằng 81,3% năm 2014, thấp hơn mục tiêu đã đề ra là 5 tỷ USD2.

3. Về thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế

a) Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức cao nhất trong 8 năm qua

Nền kinh tế nước ta phục hồi rõ nét và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch đề ra và cao hơn so với dự báo trước đây. Tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng Quý3. Tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 20084, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%; trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,29%, cao hơn nhiều so với năm trước (năm 2014 tăng 7,14%), đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,04%, cao hơn năm trước (năm 2014 tăng 5,96%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, thấp hơn mức 3,49% của năm 2014 do gặp nhiều khó khăn, như: thời tiết kém thuận lợi; nhu cầu tiêu thụ và giá xuất khẩu giảm, trong khi nguồn cung trên thị trường thế gii dồi dào nên sức ép cạnh tranh tăng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực (gạo, cà phê, cao su) và thủy sản giảm mạnh so với năm trước.

Những động lực tăng trưởng chủ yếu của năm 2015 gồm: (i) Sự phục hồi và tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; (ii) Sự tăng nhanh của sản xuất và xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (iii) Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu được cải thiện nhờ lòng tin vào ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp; và (iv) Những tác động bước đầu của việc triển khai thực hiện các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và việc triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ