Loading


Kế hoạch 5231/KH-UBND năm 2024 bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của các địa phương qua thực tiễn làm việc tại các Sở, Ban, ngành theo Đề án 10-ĐA/TU do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 5231/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2024
Ngày có hiệu lực 15/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Văn Dũng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5231/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 15 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG QUA THỰC TIỄN LÀM VIỆC TẠI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH THEO ĐỀ ÁN SỐ 10- ĐA/TU, NGÀY 30/3/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 10/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án số 10-ĐA/TU, ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án  10)  và  chỉ  đạo  của  Ban  Thường  vụ Tỉnh  uỷ tại  Công  văn  số 3338- CV/BTCTU, ngày 01/7/2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của các địa phương qua thực tiễn làm việc tại các Sở, Ban, ngành theo Đề án số 10-ĐA/TU, ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số qua môi trường thực tiễn làm việc tại các Sở, Ban, ngành nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng, năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thực tiễn tại địa phương trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ thực tiễn phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực rèn luyện, trau đồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị được cử đến công tác, bồi dưỡng.

Cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cử cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chủ trương, quy trình biệt phái đảm bảo theo quy định; bố trí vị trí phù hợp với chức danh công tác, vị trí việc làm, chuyên môn đang đảm nhận, thực tế nhiệm vụ đang đòi hỏi và yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của địa phương nơi công tác; tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức thực tiễn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

II. ĐỐI TƯỢNG, QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Đối tượng được bồi dưỡng: Cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số giữ chức vụ phó phòng chuyên môn và tương đương trở lên thuộc UBND các huyện miền núi.

- Cơ quan, đơn vị nơi được cử đến: các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh theo ngành, lĩnh vực có nhu cầu.

2. Hình thức thực hiện: Biệt phái cán bộ, công chức, viên chức đến các Sở, Ban, ngành của tỉnh không quá 06 tháng để bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Quy trình thực hiện

3.1. Đối với khối Nhà nước

Căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế, các địa phương rà soát nhu cầu, ban hành Kế hoạch và thực hiện biệt phái cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số theo các bước sau:

Bước 1: UBND cấp huyện rà soát nhu cầu; trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức dự kiến cử biệt phái; tổng hợp báo cáo xin chủ trương của Ban Thường vụ Huyện uỷ; trao đổi, thống nhất với cơ quan, đơn vị nơi đến về nhân sự biệt phái và các nội dung liên quan.

Bước 2: UBND cấp huyện ban hành Kế hoạch biệt phái (trong đó bao gồm phương án bố trí nhân sự sau biệt phái), danh sách nhân sự biệt phái, trình UBND tỉnh phê duyệt (qua Sở Nội vụ). Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, UBND cấp huyện ban hành quyết định biệt phái cán bộ, công chức, viên chức.

Bước 3: Cơ quan nơi cán bộ, công chức, viên chức được cử đến biệt phái (trên cơ sở thống nhất của cấp uỷ cùng cấp) thực hiện quy trình tiếp nhận, bố trí công việc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được biệt phái đến.

Bước 4: Sau khi hết thời hạn biệt phái, UBND cấp huyện ban hành quyết định thôi biệt phái (trong trường hợp cần thiết, trao đổi thống nhất với cơ quan nơi cán bộ, công chức, viên chức được biệt phái đến trước khi ban hành quyết định) và thực hiện bố trí nhân sự sau biệt phái đảm bảo Kế hoạch đã được phê duyệt.

* Về phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức sau khi kết thúc biệt phái: Căn cứ vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý của cán bộ, công chức, viên chức trước khi thực hiện biệt phái, cơ quan cử cán bộ biệt phái ban hành quyết định thôi biệt phái và bố trí đúng vị trí việc làm, chức danh cán bộ trước khi thực hiện biệt phái.

3.2. Đối với khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể

Thực hiện theo quy trình biệt phái cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể theo quy định phân cấp quản lý hiện hành hoặc vận dụng quy trình thực hiện tại điểm 3.1 nêu trên để thực hiện.

4. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử biệt phái được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định khác có liên quan.

5. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2024 - 2025

- UBND các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang (các địa phương đã đăng ký nhu cầu cử cán bộ, công chức, viên chức biệt phái đến các Sở, Ban, ngành[1]) căn cứ Kế hoạch này để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các nội dung liên quan, thực hiện biệt phái cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2024 theo quy định.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ