Kế hoạch 8/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang năm 2024
Số hiệu | 8/KH-UBND |
Ngày ban hành | 20/01/2024 |
Ngày có hiệu lực | 20/01/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký | Mai Sơn |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 20 tháng 01 năm 2024 |
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1401/QĐ-QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch đầu tư công; chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 tỉnh Bắc Giang;
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Bắc Giang năm 2024 (sau đây gọi tắt là Chương trình), như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện
Ngay sau khi có các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy định và văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo và phân công các sở, cơ quan tham mưu ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của trung ương về triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh[1] để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
2. Công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chương trình
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 với 20 thành viên do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Trưởng ban Dân tộc quyết định thành lập Tổ công tác về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; phân công nhiệm vụ và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác. Trong năm các thành viên Tổ công tác đã thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan đến nhiệm vụ được giao, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện, tham mưu đề xuất các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách.
UBND các huyện kiện toàn Ban chỉ đạo chung cho cả 3 chương trình MTQG, thành lập các tổ công tác từng chương trình MTQG do đồng chí lãnh đạo UBND huyện phụ trách làm tổ trưởng; UBND cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG, Ban quản lý xã, công nhận Ban phát triển thôn theo quy định.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Tổng vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh thực hiện năm 2023 (bao gồm Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023) là 622.593 triệu đồng (số vốn đã phân bổ 545.783 triệu đồng; chưa phân bổ nguồn vốn sự nghiệp 76.810 triệu đồng). Trong đó:
* Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 là: 127.465 triệu đồng, (vốn đầu tư phát triển: 88.037 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 39.428 triệu đồng), giải ngân đến 31/12/2023 là 112.023 triệu đồng bằng 87,9% kế hoạch (vốn đầu tư 85.676/88.037 triệu đồng bằng 97,3 % kế hoạch, vốn sự nghiệp 26.347/39.428 triệu đồng, bằng 66,82% kế hoạch).
* Nguồn vốn năm 2023 là: 495.128 triệu đồng; gồm vốn đầu tư phát triển 248.110 triệu đồng; vốn sự nghiệp 247.018 triệu đồng (trong đó: 76.810 triệu đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương chưa phân bổ thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 do không còn đối tượng và dự án trồng dược liệu quý thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 do dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Giải ngân đến 31/12/2023 là 281.139,424/418.318 triệu đồng vốn đã phân bổ bằng 67,2% kế hoạch (vốn đầu tư 199.135,615/248.110 triệu đồng bằng 80,3% kế hoạch, vốn sự nghiệp 82.003,809/170.208 triệu đồng vốn đã phân bổ bằng 48,2% kế hoạch).
Ngoài ra, đã giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm cho 13.614 lượt khách hàng, với số tiền 834 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 2.896 tỷ đồng, chiếm 41,3% tổng dư nợ, với 54.101 khách hàng đang có dư nợ. Riêng cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, đã giải ngân 393 khách hàng với số tiền 29.800 triệu đồng, trong đó: cho vay chuyển đổi nghề: 252 khách hàng, số tiền 24.160 triệu đồng; cho vay hỗ trợ nhà ở: 141 khách hàng, số tiền 5.640 triệu đồng.
Kết quả cụ thể đối với từng dự án như sau:
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Tổng vốn 62.559 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 15.072 triệu đồng, vốn 2023 là 47.487 triệu đồng), giải ngân 40.098 triệu đồng bằng 64,1% kế hoạch, ngân hàng chính sách giải ngân vốn tín dụng 29.800 triệu đồng. Giao UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện các nội dung:
a) Hỗ trợ nhà ở: Đã hỗ trợ giải ngân cho 208 hộ/249 hộ làm nhà ở, bằng 83,5%. Cụ thể:
- Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 thực hiện 67 hộ làm nhà. Đến ngày 31/12/2023 đã giải ngân hỗ trợ 65 hộ làm nhà (huyện Lục Nam 37/37 hộ, bằng 100%; huyện Yên Thế 28/28 hộ, bằng 100%; huyện Sơn Động thực hiện theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững).
- Nguồn vốn năm 2023, đã hoàn thành giải ngân hỗ trợ 143/182 hộ làm nhà (Lục Ngạn giải ngân 112/121 nhà, bằng 92,56%; Lục Nam 31/58 nhà, bằng 53,44%; Yên Thế chưa giải ngân 3/3 hộ, bằng 0%).
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 20 tháng 01 năm 2024 |
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1401/QĐ-QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch đầu tư công; chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 tỉnh Bắc Giang;
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Bắc Giang năm 2024 (sau đây gọi tắt là Chương trình), như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện
Ngay sau khi có các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy định và văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo và phân công các sở, cơ quan tham mưu ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của trung ương về triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh[1] để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
2. Công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chương trình
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 với 20 thành viên do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Trưởng ban Dân tộc quyết định thành lập Tổ công tác về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; phân công nhiệm vụ và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác. Trong năm các thành viên Tổ công tác đã thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan đến nhiệm vụ được giao, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện, tham mưu đề xuất các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách.
UBND các huyện kiện toàn Ban chỉ đạo chung cho cả 3 chương trình MTQG, thành lập các tổ công tác từng chương trình MTQG do đồng chí lãnh đạo UBND huyện phụ trách làm tổ trưởng; UBND cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG, Ban quản lý xã, công nhận Ban phát triển thôn theo quy định.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Tổng vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh thực hiện năm 2023 (bao gồm Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023) là 622.593 triệu đồng (số vốn đã phân bổ 545.783 triệu đồng; chưa phân bổ nguồn vốn sự nghiệp 76.810 triệu đồng). Trong đó:
* Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 là: 127.465 triệu đồng, (vốn đầu tư phát triển: 88.037 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 39.428 triệu đồng), giải ngân đến 31/12/2023 là 112.023 triệu đồng bằng 87,9% kế hoạch (vốn đầu tư 85.676/88.037 triệu đồng bằng 97,3 % kế hoạch, vốn sự nghiệp 26.347/39.428 triệu đồng, bằng 66,82% kế hoạch).
* Nguồn vốn năm 2023 là: 495.128 triệu đồng; gồm vốn đầu tư phát triển 248.110 triệu đồng; vốn sự nghiệp 247.018 triệu đồng (trong đó: 76.810 triệu đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương chưa phân bổ thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 do không còn đối tượng và dự án trồng dược liệu quý thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 do dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Giải ngân đến 31/12/2023 là 281.139,424/418.318 triệu đồng vốn đã phân bổ bằng 67,2% kế hoạch (vốn đầu tư 199.135,615/248.110 triệu đồng bằng 80,3% kế hoạch, vốn sự nghiệp 82.003,809/170.208 triệu đồng vốn đã phân bổ bằng 48,2% kế hoạch).
Ngoài ra, đã giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm cho 13.614 lượt khách hàng, với số tiền 834 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 2.896 tỷ đồng, chiếm 41,3% tổng dư nợ, với 54.101 khách hàng đang có dư nợ. Riêng cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, đã giải ngân 393 khách hàng với số tiền 29.800 triệu đồng, trong đó: cho vay chuyển đổi nghề: 252 khách hàng, số tiền 24.160 triệu đồng; cho vay hỗ trợ nhà ở: 141 khách hàng, số tiền 5.640 triệu đồng.
Kết quả cụ thể đối với từng dự án như sau:
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Tổng vốn 62.559 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 15.072 triệu đồng, vốn 2023 là 47.487 triệu đồng), giải ngân 40.098 triệu đồng bằng 64,1% kế hoạch, ngân hàng chính sách giải ngân vốn tín dụng 29.800 triệu đồng. Giao UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện các nội dung:
a) Hỗ trợ nhà ở: Đã hỗ trợ giải ngân cho 208 hộ/249 hộ làm nhà ở, bằng 83,5%. Cụ thể:
- Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 thực hiện 67 hộ làm nhà. Đến ngày 31/12/2023 đã giải ngân hỗ trợ 65 hộ làm nhà (huyện Lục Nam 37/37 hộ, bằng 100%; huyện Yên Thế 28/28 hộ, bằng 100%; huyện Sơn Động thực hiện theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững).
- Nguồn vốn năm 2023, đã hoàn thành giải ngân hỗ trợ 143/182 hộ làm nhà (Lục Ngạn giải ngân 112/121 nhà, bằng 92,56%; Lục Nam 31/58 nhà, bằng 53,44%; Yên Thế chưa giải ngân 3/3 hộ, bằng 0%).
b) Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Giải ngân 7.391/16.932 triệu đồng, bằng 43,7% kế hoạch. Cụ thể:
- Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 thực hiện, giải ngân 1.584/4.592 triệu đồng, bằng 34,5% kế hoạch, thực hiện hỗ trợ cho 124 hộ thụ hưởng (huyện Sơn Động giải ngân 50/542 triệu đồng; Lục Ngạn giải ngân 440/440 triệu đồng, bằng 100%; Lục Nam 724/2.500 triệu đồng bằng 28,96%; Yên Thế giải ngân 240/880 bằng 27,30%, huyện Lạng Giang giải ngân 130/230 triệu đồng, bằng 56,5%). Nguồn vốn còn lại tập trung ở nguồn vốn sự nghiệp giáo dục chưa giải ngân do đối tượng thụ hưởng không lựa chọn học nghề.
- Nguồn vốn năm 2023, giải ngân 5.807/12.340 triệu đồng bằng 47,1% kế hoạch, thực hiện hỗ trợ cho 581/1.234 hộ thụ hưởng (huyện Sơn Động giải ngân 1.205/5.040 triệu đồng, bằng 23,9% kế hoạch; Lục Ngạn giải ngân 2.500/2.500 triệu đồng, bằng 100%; Lục Nam giải ngân 193/2.500 bằng 7,72%, huyện Yên Thế giải ngân 1.039/1.430 triệu đồng bằng 72,7%, huyện Lạng Giang 870/870 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch).
c) Hỗ trợ nước sinh hoạt:
- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Giải ngân 7.334/7.560 triệu đồng, bằng 97,01% kế hoạch, thực hiện hỗ trợ cho 2.444 hộ thụ hưởng. Cụ thể:
+ Năm 2022, giải ngân 910/940 triệu đồng, bằng 96,8% kế hoạch, thực hiện hỗ trợ cho 203 hộ thụ hưởng (Lục Nam 820/820 triệu đồng, bằng 100%; Yên Thế giải ngân 90/120 bằng 75%).
+ Năm 2023, giải ngân 6.424/6.620 triệu đồng, bằng 97% kế hoạch, thực hiện hỗ trợ cho 2.141 hộ thụ hưởng. Các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam Yên Thế đã hoàn thành hỗ trợ và giải ngân đạt 100% kế hoạch, huyện Lạng Giang đã hỗ trợ xong, giải ngân 254/450 triệu đồng, bằng 56,4% kế hoạch).
- Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng 10 công trình nước sinh hoạt tập trung, đến nay đã có 4 công trình hoàn thành, giải ngân 9.877/20.519 triệu đồng, bằng 48,1% kế hoạch.
2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
Tổng vốn 14.346 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 8.846 triệu đồng, vốn năm 2023 là 5.500 triệu đồng) thực hiện 02 dự án:
- Dự án Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ các thôn, bản: Tràng Bắn, Đồng Đảng, Thái Hà, Xa La, Bình Minh, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế với tổng mức đầu tư 19.146 triệu đồng, đã giao 13.846 triệu đồng (vốn năm 2022 8.846 triệu đồng, vốn năm 2023 là 5.000 triệu đồng), giải ngân 9.639,498/13.846 triệu đồng, bằng 50,2% kế hoạch.
- Dự án quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại chỗ thuộc các thôn: Sản, Dần và Dần 3, xã Hữu Sản; Tổ dân phố Mậu, Tổ dân phố Thanh Chung, thị trấn Tây Yên Tử; thôn Đồng Riễu, thôn Đồng Mạ, thôn Bán, xã Dương Hưu; thôn Lọ, xã Lệ Viễn; thôn Gốc Sau, xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động. Đã có quyết định phê duyệt dự án, chuẩn bị khởi công. Số vốn đã giao 500 triệu đồng, đã giải ngân 100% kế hoạch.
- Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tổng vốn năm 2023 là 79.072 triệu đồng. UBND tỉnh phân bổ 9.824 triệu đồng cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện; vốn chưa phân bổ 69.248 triệu đồng do không còn đối tượng để thực hiện. Riêng huyện Sơn Động được phân bổ 4.354 triệu đồng, thực hiện 2.424 triệu đồng, còn lại 1.930 triệu đồng không sử dụng do sai sót trong quá trình rà soát đối tượng. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã đang triển khai thực hiện, giải ngân 691 triệu đồng. Dự kiến hoàn thành và giải ngân nguồn vốn đã phân bổ trước 31/01/2023.
- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN.
a) Nội dung số 01 và 03: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN.
Tổng vốn đã phân bổ 40.074 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 12.787 triệu đồng, vốn 2023 là 27.287 triệu đồng), thực hiện hỗ trợ 85 dự án (4 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá, 81 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng). Hiện nay, UBND các xã đã cơ bản hoàn thành hỗ trợ cho người dân. Giải ngân 23.236 triệu đồng bằng 58% kế hoạch.
Đối với nội dung hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN: Huyện Sơn Động đang tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra dự kiến hoàn thành và giải ngân trước 31/1/2024.
b) Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý
Hiện nay, huyện Sơn Động đã tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án, Sở Y tế trình UBND tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định lựa chọn dự án. Số vốn sự nghiệp 7.562 triệu đồng, UBND tỉnh sẽ phân bổ sau khi có quyết định đầu tư dự án.
Tổng vốn 206.064 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 45.875 triệu đồng, vốn 2023 là 160.189 triệu đồng), đầu tư xây dựng mới 25 công trình tại các xã, thôn bản ĐBKK[2], tiếp tục thực hiện 85 công trình chuyển tiếp; duy tu, bảo dưỡng 43 công trình (trong đó 7 công trình chuyển tiếp); mua sắm thiết bị 3 trạm y tế; 9 dự án đầu tư đường đến trung tâm xã, đường liên xã, trong đó 01 dự án đã hoàn thành[3]. Giải ngân 184.560/206.064 triệu đồng, bằng 89,6% kế hoạch.
5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổng vốn 156.763 triệu đồng (Vốn năm 2022 chuyển nguồn 35.786 triệu đồng, vốn 2023 là 120.977 triệu đồng). Giải ngân vốn năm 2022 là 32.949 triệu đồng, bằng 92,1% kế hoạch. Giải ngân vốn năm 2023 là 68.121 triệu đồng, bằng 56,3% kế hoạch. Cụ thể đối với các Tiểu dự án:
5.1 Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.
Tổng vốn 92.072 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 76.995 triệu đồng, vốn sự nghiệp 15.077 triệu đồng). Giải ngân 69.804 triệu đồng, bằng 75,8% kế hoạch, thực hiện các nội dung:
- Đầu tư các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú: Thực hiện 07 dự án đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; hiện đã có 02 công trình hoàn thành.[4]
- Hoạt động xóa mù chữ và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo, làm chủ đầu tư mua, đã tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm thiết bị phục vụ việc chuyển đổi số giáo dục trong giảng dạy và học tập trực tuyến cho 14 trường; tổ chức được 06 lớp bồi dưỡng cho các cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia lớp xóa mù và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Đến nay, đã hoàn thành các lớp bồi dưỡng và gói thầu mua sắm thiết bị; đang hoàn tất hồ sơ giải ngân số tiền còn lại trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2023.
+ UBND huyện Sơn Động thực hiện mở 30 lớp xoá mù chữ, mua thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về xoá mù chữ, dạy học xoá mù chữ. Đến nay, đã giải ngân 914/2.107 triệu đồng, bằng 43,3% kế hoạch.
5.2 Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS&MN.
- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc: 2.092 triệu đồng (vốn 2022 chuyển nguồn là 92 triệu đồng, vốn năm 2023 là 2.000 triệu đồng). Đã hoàn thành việc tổ chức 21 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 1.132 học viên là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã ở địa bàn vùng đồng bào DTTS; công chức, viên chức theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan, cấp huyện, cán bộ công chức cấp xã, trưởng thôn, bí thư chi bộ vùng đồng bào DTTS. Giải ngân 1.983,322 triệu đồng, bằng 94,8% KH.
- Đối với nội dung đào tạo đại học và đào tạo sau đại học: 6.546 triệu đồng. UBND tỉnh đang chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với các huyện tiếp tục rà soát đối tượng thực hiện, chưa giải ngân.
5.3 Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS&MN
Tổng vốn 49.164 triệu đồng (Vốn năm 2022 chuyển nguồn 11.232 triệu đồng, vốn 2023 là 37.932 triệu đồng) giao Sở Lao động-Thương binh & xã hội, UBND huyện, các cơ sở đào tạo nghề làm chủ đầu tư. Giải ngân 22.526 triệu đồng, bằng 45,8% Kế hoạch, thực hiện các nội dung:
+ Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình được phân bổ cho UBND huyện. UBND huyện đã đặt hàng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 650 người, khai giảng và đang thực hiện giảng dạy 7 lớp dạy nghề cho đối tượng của Chương trình.
+ Hỗ trợ sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện đào tạo các cơ sở GDNN công lập: Tổng nguồn vốn sự nghiệp UBND tỉnh phân cho các cơ sở GDNN để mua sắm trang thiết bị đào tạo và hỗ trợ sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện đào tạo các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh các Chủ đầu tư đang triển khai thực hiện[5]. Riêng kinh phí phân bổ cho các cơ sở: Trung tâm GDNN - GDTX huyện Lục Ngạn, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Sơn Động hiện tại đang tạm dừng sử dụng.
+ Nội dung truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Treo 120 băng rôn tuyên truyền tại 4 huyện miền núi tỉnh Bắc Giang tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ 09 lao động người dân tộc thiểu số, nghèo, cận nghèo tại huyện Sơn Động đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang sản xuất và phát sóng 04 phóng sự; Phối hợp với Báo Bắc Giang thực hiện viết 6 bài, 7 tin, 17 ảnh, 1 Emagazine; tuyên truyền lưu động...; tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm...
5.4 Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp
Tổng vốn 6.889 triệu đồng giao cho Ban Dân tộc làm chủ đầu tư; đã hoàn thành 100% nội dung theo kế hoạch: tổ chức 04 Đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm, tổ chức 9 lớp tập huấn cho trên 900 lượt cán bộ triển khai chương trình các cấp (từ cấp thôn, cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh) và 108 lớp tập huấn cộng đồng cho gần 8.000 lượt người dân trên địa bàn các xã khu vực III, xã khu vực II, khu vực I có thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang. Tổ chức 08 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình và thực hiện cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình; quản lý, vận hành các công trình nước sinh hoạt tập trung. Giải ngân 6.761,386 triệu đồng, bằng 98,1% KH.
Tổng vốn 21.400 triệu đồng (Vốn năm 2022 chuyển nguồn 5.991 triệu đồng, vốn 2023 là 15.409 triệu đồng); giải ngân 12.109 triệu đồng, bằng 56,6% kế hoạch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện, UBND cấp xã làm chủ đầu tư, thực hiện hỗ trợ thiết chế 61 nhà văn hóa; tu bổ, tôn tạo 8 di tích đình, chùa; hỗ trợ 10 điểm đến du lịch cộng đồng, 02 mô hình bảo tàng sinh thái; hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống dân tộc Cao Lan, Sán Chí; hỗ trợ nghệ nhân ưu tú người DTTS; xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa, phim tư liệu văn hóa truyền thống; tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính tỉnh Bắc Giang lần thứ Nhất, năm 2023.
Tổng vốn 6.067 triệu đồng ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp y tế). Giao UBND huyện làm chủ đầu tư, giải ngân 2.588 triệu đồng, bằng 42,7% kế hoạch. Thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh và chuẩn bị các điều kiện để mở rộng năm 2023. Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ-trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS...
8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Tổng vốn 12.843 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 1.785 triệu đồng, vốn giao năm 2023 là 11.058 triệu đồng). Giải ngân 5.894 triệu đồng, bằng 45,9% KH (giải ngân vốn năm 2023 là 4.142/11.058 triệu đồng, bằng 37,5% kế hoạch; giải ngân vốn năm 2022 chuyển nguồn 1.752/1.785 triệu đồng, bằng 98,2% kế hoạch). Giao Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, UBND huyện, UBND xã làm chủ đầu tư, các cấp Hội Phụ nữ đã tổ chức 197 hội nghị triển khai dự án 8, lớp tập huấn nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ thôn, bản, nâng cao kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã...; 27 cuộc giao lưu giữa các Tổ truyền thông cộng đồng; 102 cuộc phát động chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, cuộc chiến dịch truyền thông tại thôn, bản thực hiện Dự án 8; 40 cuộc tọa đàm đối thoại trực tiếp với người dân; thành lập 287 tổ truyền thông cộng đồng, 36 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” và 285 mạng lưới truyền thông zalo, facebook, nâng cấp, củng cố 41 Địa chỉ tin cậy sẵn có...
9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít và ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN
Năm 2023, tổng vốn 2.843 triệu đồng (Vốn năm 2022 chuyển nguồn 122 triệu đồng, vốn 2023 là 2.721 triệu đồng), giao Ban Dân tộc và các huyện làm chủ đầu tư. Đến nay, đã tổ chức 140 hội nghị tập huấn, tuyên truyền, xây dựng 203 pano đặt ở trung tâm các xã, treo 48 băng rôn vượt đường ở trục đường chính các thôn và phát hành 43.000 tờ rơi, 12.000 tờ gấp cho cán bộ, người dân vùng đồng bào DTTS&MN, tổ chức 01 đoàn đi học tập kinh nghiệm tại tỉnh bạn. Giải ngân 2.7835/2.843 triệu đồng, đạt 99,7% Kế hoạch.
Tổng vốn 13.000 triệu đồng, trong đó (vốn năm 2022 chuyển nguồn 338 triệu đồng, vốn 2023 là 12.662 triệu đồng). Giải ngân 9.942 triệu đồng, bằng 76,5% kế hoạch, thực hiện các nội dung sau:
10.1 Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025
Tổng vốn 9.608 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 168 triệu đồng, vốn 2023 là 9.440 triệu đồng), giải ngân 8.245 triệu đồng, bằng 85,8% kế hoạch.
a) Nội dung số 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín;
- Ban Dân tộc, UBND các huyện đã tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người có uy tín: tổ chức tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023; cấp phát báo; tổ chức thăm hỏi 72 người uy tín ốm đau, hoặc có thân nhân người uy tín qua đời; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức năm 2023 cho 459 người có uy tín trên địa bàn các huyện; tổ chức 5 đoàn người có uy tín đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh, 01 đoàn người có uy tín đi thăm quan, học tập kinh nghiệm trong tỉnh.
- Các huyện đã tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh tại cấp huyện, với 450 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được tôn vinh. Tại Hội nghị biểu dương cấp tỉnh, đã tổ chức biểu dương, tôn vinh 150 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2023.
b) Nội dung số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10: Phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng báo dân tộc thiểu số:
Ban Dân tộc và UBND các huyện đã tổ chức 117 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và các chính sách dân tộc cho 6.478 người dân là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, các ban, đoàn thể thôn, Người có uy tín và đại diện người dân thuộc các thôn bản xã vùng DTTS và miền núi tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Phối hợp với Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng 08 phóng sự tuyên truyền PBGDPL và chính sách dân tộc trên Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, xây dựng 12 tin, 10 bài, 02 phóng sự để tuyên truyền trên Báo Bắc Giang; biên soạn, phát hành 3000 cuốn Sổ tay hỏi đáp chính sách dân tộc và pháp luật cho các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các huyện miền núi; tổ chức 03 Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc các xã vùng đồng bào DTTS &MN. Thành lập đội thi đại diện cho tỉnh Bắc Giang tham dự hội thi tìm tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc các tỉnh Đông Bắc, kết quả đạt giải Nhì toàn đoàn; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của Ban với 290 tin, bài về các hoạt động của Chương trình.
- Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN, số vốn 400 triệu đồng giao Sở Tư pháp làm chủ đầu tư. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã in ấn và cấp phát 62.860 tờ rơi, tờ gấp pháp luật, tổ chức 20 lớp tuyên truyền pháp luật cho người dân và cán bộ xã thôn trên địa bàn các xã vùng dân tộc thiểu số của 05 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Tập chung chủ yếu vào các luật như: Đất đai, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình…
10.2 Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN
Tổng số vốn 902 triệu đồng phân bổ cho Liên minh HTX tỉnh thực hiện hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS&MN; giải ngân 460,468 triệu đồng, bằng 51% kế hoạch.
10.3 Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình
Tổng vốn 2.490 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 170 triệu đồng, vốn 2023 là 2.320 triệu đồng). Ban Dân tộc, cơ quan chủ trì các dự án, UBND các huyện đã tổ chức trên 50 cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các huyện, tổ chức 03 Hội thảo giám sát phản biện về thực hiện Dự án 1, Dự án 6, Dự án 8 thuộc Chương trình; tổ chức tập huấn cho Ban giám sát cộng đồng, 01 phóng sự tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình và biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân trong thực hiện Chương trình... Qua kiểm tra, đã chỉ ra những hạn chế để các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Giải ngân 1.236 triệu đồng, bằng 49,6% kế hoạch.
(Chi tiết có Phụ lục I kèm theo)
1. Ưu điểm
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn chỉ đạo sát sao công tác triển khai thực hiện Chương trình. Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan đã có sự phối hợp chặt chẽ và nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Chương trình được triển khai thực hiện trong bối cảnh vừa tổ chức thực hiện, vừa hoàn thiện cơ chế chính sách từ cấp trung ương, đến cấp tỉnh; nhiều văn bản cần phải ban hành để cụ thể hóa nên mất nhiều thời gian để hoàn thiện, một số văn bản của trung ương cần bổ sung, thay thế. Nhiều vấn đề còn băn khoăn, chưa rõ, tại cấp huyện, cấp xã còn chưa thống nhất về cách thức thực hiện... Song 10/10 dự án thành phần đều được triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Nhiều dự án, nội dung có khối lượng thực hiện lớn, nhiều dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả: Dự án 4; Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 4 - Dự án 5; Dự án 9; Tiểu Dự án 1, Dự án 10 và nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng tại huyện Yên Thế, Lục Nam,...
- Hệ thống các văn bản để triển khai thực hiện Chương trình được ban hành đầy đủ và kịp thời theo hướng dẫn, chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương. Tổ chức bộ máy quản lý chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được kiện toàn, đi vào hoạt động nề nếp; đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý Chương trình các cấp được tập huấn, đào tạo hướng dẫn, trang bị kiến thức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai sâu rộng giúp người dân nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và tham gia hưởng ứng tích cực.
- Thông qua thực hiện Chương trình và các chính sách dân tộc khác đã góp phần xóa đói, giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo 73 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 giảm bình quân 1,98% so với năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 4,64% (trong đó cá biệt có những xã giảm nghèo đến hơn 10%, như xã Phú Nhuận huyện Lục Ngạn, xã Yên Định, huyện Sơn Động).
- Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, tương đối kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc của địa phương.
2. Hạn chế, khó khăn
- Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành, các cấp nhưng tiến độ thực hiện còn chậm và tỷ lệ giải ngân nguồn vốn một số dự án còn rất thấp: dự án 3; Tiểu dự án 3 dự án 5; dự án 7; dự án 8; nội dung hỗ trợ sản phẩm trực tuyến thuộc tiểu dự án 3, dự án 10.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thật sự quyết liệt, một số nơi còn lúng túng; chưa gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc đánh giá kết quả triển khai thực hiện; một số cán bộ chưa tích cực nghiên cứu văn bản, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại dẫn đến khó thực hiện...
- Công tác tham mưu phân bổ và triển khai thực hiện một số tiểu dự án, nội dung còn vướng mắc như: chưa phân bổ được là 76.810 triệu đồng (7.652 triệu đồng thực hiện dự án hỗ trợ trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện Sơn Động do chưa có dự án được phê duyệt; 69.248 triệu đồng thực hiện tiểu dự án 1 dự án 3 do không có đối tượng).
- Số vốn đã phân bổ nhưng thực hiện còn nhiều vướng mắc như: 3.103,7 triệu đồng thuộc tiểu dự án 1 dự án 3 do một số xã khu vực III, khu vực II hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, không còn là đối tượng thụ hưởng của Chương trình, diện tích rừng giảm trong quá trình nghiệm thu; 6.546 triệu đồng hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học thuộc tiểu dự án 2 dự án 5 do không có đối tượng thụ hưởng; số vốn 13.000 triệu đồng hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo các trung tâm GDNN-GDTX huyện Lục Ngạn, Sơn Động thuộc tiểu dự án 3 dự án 5 do vướng mắc về đối tượng thụ hưởng.
- Việc tham mưu điều chỉnh các nguồn vốn trong quá trình triển khai thực hiện còn chưa kịp thời.
- Công tác phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà còn sai sót, chậm phê duyệt; hầu hết các xã trên địa bàn huyện Lục Nam chưa giải ngân nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán năm 2022, 2023.
- Qua kiểm tra của Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc, giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh cho thấy: Hầu hết cấp xã, chủ đầu tư (phòng, ban chuyên môn, đơn vị cấp huyện) chưa ban hành kế hoạch truyền thông Đề án tổng thể và Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi, kế hoạch giám sát đánh giá của Chủ đầu tư theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc và Kế hoạch số 5520/KH-UBND của UBND tỉnh về giám sát, đánh giá Chương trình.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất của một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đúng yêu cầu về thời gian, nội dung, biểu mẫu; công tác nắm tình hình, tiến độ, cách thức tổ chức thực hiện các dự án của cơ quan chủ trì (cấp tỉnh và cấp huyện), xử lý thông tin có nơi, có lúc chưa kịp thời. năng lực tham mưu tổ chức thực hiện của một số cán bộ còn hạn chế.
1. Mục đích
Triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết, Quyết định, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình năm 2024 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tiến độ, kế hoạch, quy định của Trung ương để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình năm 2024, làm bản lề thực hiện tốt mục tiêu, các chỉ tiêu năm 2025 và giai đoạn 2021-2025.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện Chương trình đúng các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương.
- Chủ động, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chủ trì dự án cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong thực hiện Chương trình, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả.
- Các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức xây dựng kế hoạch của ngành, đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Các chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân ngay sau khi có khối lượng thanh toán, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2024.
1. Mục tiêu tổng quát
- Xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo người dân tộc thiểu số và hộ nghèo dân tộc Kinh ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình năm 2024, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN, giảm dần số xã, thôn ĐBKK; tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
2. Chỉ tiêu chủ yếu
- Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào DTTS&MN bình quân giảm 2,5%/năm, trong đó các xã ĐBKK giảm bình quân 3%/năm; phấn đấu có 02 xã thoát khỏi diện ĐBKK.
- Hỗ trợ 201 hộ làm nhà ở, 1.334 hộ thực hiện chuyển đổi nghề, 2.852 hộ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 06 công trình nước sinh hoạt tập trung.
- Hoàn thành 30 km đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã; xây mới, cải tạo nâng cấp 2 chợ, 3 trạm y tế xã; đầu tư xây dựng 91 công trình thiết yếu tại các xã, thôn bản ĐBKK; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 12 trường; đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 7 trường nội trú, bán trú.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 4 điểm đến du lịch tiêu biểu; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 1 di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; bảo tồn 2 làng, bản truyền thống tiêu biểu của các DTTS; 10 thiết chế văn hóa, thể thao.
- Nâng cao chất lượng dân số, tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS; thực hiện đầy đủ chế độ, chính đối với người uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN.
- Tạo điều kiện để đồng bào các DTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, từng bước vận dụng pháp luật có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình.
III. TỔNG NGUỒN VỐN VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
Tổng vốn năm 2024 là 698.224 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách trung ương 488.684 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển 225.623 triệu đồng, vốn sự nghiệp 263.061 triệu đồng).
- Nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình: 97.500 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 95.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp 2.500 triệu đồng).
- Ngân sách huyện, xã: 61.000 triệu đồng.
- Vốn tín dụng chính sách 28.040 triệu đồng và vốn huy động khác 23.000 triệu đồng.
Tổ chức thực hiện 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Chi tiết theo từng dự án:
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Tổng vốn 61.358 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 38.514 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 17.267 triệu đồng, vốn sự nghiệp 21.247 triệu đồng); vốn đầu tư phát triển ngân sách tỉnh 804 triệu đồng, ngân sách huyện, xã 1.000 triệu đồng; vốn vay ngân hàng chính sách 13.040 triệu đồng, vốn huy động khác 8.000 triệu đồng. Thực hiện các nội dung sau:
a) Hỗ trợ nhà ở, đất ở
Tổng vốn 24.884 triệu đồng. Trong đó: ngân sách nhà nước 8.844 triệu đồng (ngân sách trung ương 8.040 triệu đồng, ngân sách tỉnh 804 triệu đồng); vốn vay ngân hàng chính sách 8.040 triệu đồng, vốn huy động khác 8.000 triệu đồng, để thực hiện hỗ trợ cho 201 hộ (Lục Ngạn 120 hộ, Lục Nam 63 hộ, Yên Thế 15 hộ, Lạng Giang 03 hộ) làm nhà ở. Riêng nội dung hỗ trợ làm nhà ở của huyện Sơn Động thực hiện theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
b) Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề
Tổng vốn 17.691 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 12.691 triệu đồng (Sơn Động 7.800 triệu đồng, Lục Ngạn 2.891 triệu đồng, Lục Nam 1.300 triệu đồng, Yên Thế 700 triệu đồng); vốn tín dụng 5.000 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ 1.296 hộ.
c) Hỗ trợ nước sinh hoạt
Tổng vốn 18.783 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương vốn đầu tư phát triển 9.227 triệu đồng, vốn sự nghiệp 8.556 triệu đồng; ngân sách huyện, xã 1.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 8.556 triệu đồng (Sơn Động 4.320 triệu đồng, Lục Ngạn 3.300 triệu đồng, Lục Nam 480 triệu đồng, Yên Thế 420 triệu đồng, Lạng Giang 36 triệu đồng), thực hiện hỗ trợ 2.852 hộ.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: ngân sách trung ương 9.227 triệu đồng (huyện Sơn Động 8.128 triệu đồng, Lục Nam 1.099 triệu đồng); ngân sách huyện, xã 1.000 triệu đồng, thực hiện đầu tư xây dựng 6 công trình cho 678 hộ thụ hưởng.
2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
Tổng số vốn 13.348 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương), thực hiện 02 dự án:
- Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tại chỗ các thôn, bản: Tràng Bắn, Đồng Đảng, Thái Hà, La Xa, Bình Minh, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế[6], số vốn phân bổ năm 2024 là 5.300 triệu đồng.
- Dự án quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại chỗ thuộc thôn Sản, Dần và Dần 3, xã Hữu Sản; Tổ dân phố Mậu, Tổ dân phố Thanh Chung, thị trấn Tây Yên Tử; thôn Đồng Riễu, thôn Đồng Mạ, thôn Bán, xã Dương Hưu; thôn Lọ, xã Lệ Viễn; thôn Gốc Sau, xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động[7], số vốn phân bổ năm 2024 là 8.048 triệu đồng.
Tổng vốn 159.992 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 129.992 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 9.004 triệu đồng, vốn sự nghiệp 120.988 triệu đồng); vốn vay ngân hàng chính sách 15.000 triệu đồng, vốn huy động khác 15.000 triệu đồng, thực hiện các nội dung sau:
3.1 Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân
Tổng vốn 78.032 triệu đồng (vốn sự nghiệp) ngân sách trung ương, đã phân bổ 6.685 triệu đồng[8]:
- Phân bổ 3.905 triệu đồng cho Sở Nông nghiệp và PTNT để thực hiện các nội dung hỗ trợ khoán bảo vệ rừng;
- Phân bổ 2.780 triệu đồng cho 02 huyện Sơn Động, Lục Ngạn để thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng; Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
3.2 Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tổng vốn 81.960 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 51.960 triệu đồng (vốn đầu tư 9.004 triệu đồng, vốn sự nghiệp 42.956 triệu đồng)[9]; vốn vay ngân hàng chính sách 15.000 triệu đồng, vốn huy động khác 15.000 triệu đồng, thực hiện các nội dung sau:
a) Nội dung số 01 và 03: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN
Tổng vốn 43.636 triệu đồng. Trong đó: 33.636 triệu đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương; vốn vay ngân hàng chính sách 5.000 triệu đồng, vốn đối ứng của nhân dân 5.000 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ các hoạt động của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm: hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát hộ nghèo ở xã, thôn ĐBKK; các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị; hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh...
b) Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý
Tổng vốn 38.324 triệu đồng. Trong đó: 18.324 triệu đồng từ ngân sách trung ương (vốn đầu tư 9.004 triệu đồng, vốn sự nghiệp 9.320 triệu đồng), vốn vay ngân hàng chính sách 10.000 triệu đồng, vốn huy động khác 10.000 triệu đồng) để thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện Sơn Động theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN
Tổng vốn 243.613 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương 156.576 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 143.593 triệu đồng, vốn sự nghiệp 12.983 triệu đồng); vốn đầu tư ngân sách tỉnh 57.037 triệu đồng; ngân sách huyện, xã 30.000 triệu đồng), thực hiện các nội dung sau:
- Số vốn 107.054 triệu đồng (vốn đầu tư ngân sách trung ương) để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK, thôn ĐBKK, chuyển tiếp 58 dự án, khởi công mới 91 dự án (huyện Sơn Động trả công trình quyết toán, chuyển tiếp 15 dự án, khởi công mới 27 dự án; huyện Lục Ngạn chuyển tiếp 17 dự án, khởi công mới 31 dự án; huyện Lục Nam chuyển tiếp 10 dự án, khởi công mới 13 dự án; huyện Yên Thế chuyển tiếp 15 dự án, khởi công mới 18 dự án; huyện Lạng Giang chuyển tiếp 01 dự án, khởi công mới 02 dự án).
- Số vốn đầu tư ngân sách trung ương 6.702 triệu đồng: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp 01 chợ xã Vân Sơn, cải tạo, nâng cấp 02 trạm y tế xã (xã An Bá, Vĩnh An).
- Số vốn 83.474 triệu đồng (vốn đầu tư ngân sách trung ương 30.387 triệu đồng, vốn đầu tư ngân sách tỉnh 52.637 triệu đồng), thực hiện đầu tư xây dựng 07 dự án: 01 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xã, thôn bản ĐBKK (dự án đầu tư xây dựng đường dẫn và cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động); thực hiện 06 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã: (1) Dự án cải tạo, nâng cấp đường vào trung tâm xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, (2) Dự án cải tạo, nâng cấp đường đến trung tâm xã Long Sơn, huyện Sơn Động; (3) Dự án cải tạo, nâng cấp đường vào trung tâm xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, (4) Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ Tân Sơn, huyện Lục Ngạn đi xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, (5) Cải tạo, nâng cấp đường xã Sơn Hải đi xã Hộ Đáp (Đoạn 1 từ Km6+761.16 đến Km13+890, đoạn 2 từ Km 18+236 đến Km26+981.60), huyện Lục Ngạn, (6) Dự án cải tạo, nâng cấp đường xã Đồng Vương đi xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế.
- Số vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 12.983 triệu đồng, thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư 50 công trình (huyện Sơn Động 18 công trình, Lục Ngạn 15 công trình, Lục Nam 10 công trình, Yên Thế 04 công trình, Lạng Giang 03 công trình), số vốn 12.433 triệu đồng; mua sắm thiết bị 02 trạm y tế, số vốn 550 triệu đồng.
5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổng vốn 162.494 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương 95.335 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 29.553 triệu đồng, vốn sự nghiệp 65.782 triệu đồng), vốn đối ứng nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh 37.159 triệu đồng; ngân sách huyện 30.000 triệu đồng, đầu tư thực hiện các nội dung sau:
5.1. Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS
Tổng vốn 109.255 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 42.096 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 29.553 triệu đồng, vốn sự nghiệp 12.543 triệu đồng); ngân sách tỉnh 37.159 triệu đồng (vốn đầu tư); ngân sách huyện 30.000 triệu đồng.
- Số vốn đầu tư 66.712 triệu đồng (ngân sách trung ương 29.553 triệu đồng; ngân sách tỉnh 37.159 triệu đồng), đầu tư cho 06 dự án, gồm: (1) Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số hạng mục trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, nội trú Sơn Động, nội trú Lục Ngạn; (2) Dự án đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú Yên Thế; (3) Dự án đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú Sơn Hải, huyện Lục Ngạn; (4) Dự án đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú An Lạc, huyện Sơn Động; (5) Dự án cải tạo, nâng cấp Trường PTDTBT THCS xã Dương Hưu, huyện Sơn Động; (6) Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường PTDTBT THCS Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn.
- Số vốn sự nghiệp giáo dục ngân sách trung ương 12.543 triệu đồng, thực hiện 02 nội dung: các hoạt động xóa mù chữ và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số:
+ Đầu tư thiết bị phục vụ việc chuyển đổi số giáo dục phục vụ giảng dạy và học tập trực tuyến cho 12 trường; tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý; bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú, số vốn 11.543 triệu đồng;
+ Triển khai thực hiện mở 12 lớp xóa mù chữ cho 420 học viên người dân vùng đồng bào DTTS&MN, thực hiện các nội dung mua thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu về xoá mù chữ, dạy học xoá mù chữ; hỗ trợ người dân tham gia học xoá mù chữ; hỗ trợ tài liệu học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm, số vốn 1.000 triệu đồng.
5.2 Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS&MN
Tổng vốn 3.546 triệu đồng ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp giáo dục), thực hiện 02 nội dung:
- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc: tổ chức thực hiện 15 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc 1.150 cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 2, 3 và 4 và 2 lớp dạy tiếng dân tộc, nguồn vốn 2.000 triệu đồng;
- Hỗ trợ đóng tiền học phí, chi phí sinh hoạt học tập cho sinh viên đại học, sau đại học số vốn 1.546 triệu đồng.
5.3 Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN
Tổng số vốn 41.310 triệu đồng ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp giáo dục và dạy nghề), thực hiện các nội dung:
- Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp 39.500 triệu đồng, thực hiện:
+ Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, số vốn: 3.000 triệu đồng.
+ Cải tạo, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo, số vốn 36.500 triệu đồng[10].
- Lĩnh vực Lao động - Việc làm 1.810 triệu đồng, thực hiện:
+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, số vốn: 1.010 triệu đồng.
+ Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS, số vốn: 200 triệu đồng.
+ Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS&MN để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, số vốn: 600 triệu đồng.
5.4 Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp
Tổng vốn 8.383 triệu đồng ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp giáo dục), giao Ban Dân tộc làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện các nội dung đào tạo, tập huấn theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về Phê duyệt khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ ở các cấp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chi tiết có kế hoạch riêng).
Tổng vốn 18.990 triệu đồng ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển 10.858 triệu đồng, vốn sự nghiệp 8.132 triệu đồng), thực hiện các nội dung sau:
6.1. Các nội dung sử dụng vốn đầu tư phát triển
Số vốn 10.858 triệu đồng ngân sách trung ương (Sơn Động 1.500 triệu đồng, Lục Ngạn 2.500 triệu đồng, Lục Nam 2.858 triệu đồng, Yên Thế 4.000 triệu đồng), thực hiện các nội dung: Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch; hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.
6.2. Các nội dung sử dụng vốn sự nghiệp
Tổng vốn 8.132 triệu đồng, từ ngân sách trung ương, thực hiện các nội dung: Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận (nghệ nhân); Tổ chức lớp tập huấn, truyền dậy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sinh hoạt văn hóa dân gian; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số; tổ chức ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS; tổ chức hoạt động thị đấu thể thao truyền thống các đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hoá tại dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho mỗi xã vùng các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(Chi tiết có Phụ lục II kèm theo)
Tổng số vốn 7.349 triệu đồng ngân sách trung ương vốn sự nghiệp y tế (Sơn Động 2.758 triệu đồng, Lục Ngạn 2.667 triệu đồng, Lục Nam 654 triệu đồng, Yên Thế 1.107 triệu đồng, Lạng Giang 163 triệu đồng), thực hiện nội dung các nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS&MN: Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào DTTS&MN; đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh; ổn định và phát triển dân số của đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS&MN; nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào DTTS&MN; phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào DTTS&MN.
- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS: Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS; chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.
8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Tổng số vốn 12.967 triệu đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương (Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 1.448 triệu đồng; huyện Sơn Động 4.885 triệu đồng, Lục Ngạn 3.438 triệu đồng, Lục Nam 1.809 triệu đồng, Yên Thế 1.266 triệu đồng, Lạng Giang 121 triệu đồng), thực hiện các nội dung:
a) Các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.
b) Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
c) Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
d) Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít và ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN
Tổng số vốn 3.162 triệu đồng vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách trung ương (Ban Dân tộc 1.200 triệu đồng; huyện Sơn Động 710 triệu đồng, Lục Ngạn 568 triệu đồng, Lục Nam 240 triệu đồng, Yên Thế 276 triệu đồng, Lạng Giang 168 triệu đồng.), tổ chức các hoạt động truyền thông (tổ chức hội nghị, hội thi, phát hành tờ rơi…), xây dựng mô hình thí điểm, tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện Tiểu dự án... nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổng vốn 14.951 triệu đồng, trong đó (ngân sách trung ương vốn đầu tư 2.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp triệu đồng 10.451; vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh 2.500 triệu đồng), thực hiện các nội dung sau:
10.1 Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025
Tổng vốn 8.989 triệu đồng (vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 6.989 triệu đồng; vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh 2.000 triệu đồng), thực hiện 03 nội dung:
- Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN, thực hiện các chế độ, chính sách cho người có uy tín số, vốn 5.227 triệu đồng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, số vốn 3.362 triệu đồng. Thực hiện tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng tin, bài, phóng sự về chính sách dân tộc và pháp luật bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc trên đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh; xây dựng tin, bài, phóng sự trên báo in, báo điện tử Báo Bắc Giang, Bản tin Ban Dân tộc; biên soạn, in ấn và phát hành Sổ tay hỏi đáp pháp luật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN, số vốn 400 triệu đồng.
10.2 Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN
Tổng vốn 3.341 triệu đồng (vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 1.341 triệu đồng, vốn đầu tư 2.000 triệu đồng), thực hiện nhiệm vụ:
- Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã, số vốn 1.341 triệu đồng.
- Thực hiện chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, số vốn 2.000 triệu đồng thực hiện đầu tư dự án xây dựng phòng họp trực tuyến tại Ban Dân tộc và cải tạo, nâng cấp phòng họp trực tuyến tại 04 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế (tổng mức đầu tư 4.500 triệu đồng). (Chi tiết tại phụ lục III)
10.3 Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình
Tổng vốn 2.621 triệu đồng (vốn sự nghiệp các hoạt động kinh tế ngân sách trung ương 2.121 triệu đồng, ngân sách tỉnh là 500 triệu đồng), thực hiện các nội dung: tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình; thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá; hội thảo giám sát đánh giá phản biện... các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình.
(Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo)
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Các cấp, các ngành cần tích cực, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình; Cơ quan chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình (theo phân công tại Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh) cần bám sát sự chỉ đạo, điều hành của ngành dọc cấp trên; thường xuyên tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, nắm chắc tình hình thực tiễn, kịp thời tham mưu giải quyết những vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở. Chủ động tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch và giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm 2024 (cả nguồn vốn đã giao năm 2022, năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024).
2. UBND các huyện chủ động, sớm phân bổ vốn chi tiết cho các chủ đầu tư, chỉ đạo các cơ quan chuyên hướng dẫn các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, đồng thời giải quyết dứt điểm các vi phạm về thời gian lập báo cáo quyết toán. Huy động, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; chủ động thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. Quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức, nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân vùng thụ hưởng chính sách. Giáo dục truyền thống, văn hóa, tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, khát vọng tự vươn lên làm giàu chính đáng để thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.
4. Tăng cường sự chủ động, tích cực vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong việc thực hiện các dự án, mô hình phát triển kinh tế. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia đầy đủ của người dân. Người dân được tham gia và quyết định trong lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, đối tượng hưởng lợi, xây dựng dự án, mô hình phát triển kinh tế và giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN.
6. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án tại cơ sở; khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong tổ chức thực hiện.
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các thành viên Tổ công tác, đơn vị liên quan, UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG của tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hàng quý, hàng năm theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan hướng dẫn các địa phương tổng hợp, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách làm cơ sở để Ngân hàng chính sách xã hội cho vay theo thẩm quyền.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp các chương trình MTQG, là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG, chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công; tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh đối ứng thực hiện Chương trình.
3. Sở Tài chính
Hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các chương trình dự án theo quy định; thẩm định tổng hợp kế hoạch vốn hằng năm nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình.
4. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đối với Chương trình; hướng dẫn các chủ đầu tư về trình tự, thủ tục, hồ sơ giải ngân; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nhũng khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư trong quá trình thanh quyết toán vốn. Báo cáo tình hình kết quả giải ngân hàng tháng, quý với Ban chỉ đạo, Tổ công tác.
5. Các cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn và kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc phạm vi quản lý ngay sau khi UBND tỉnh giao kế hoạch vốn, gửi về Ban Dân tộc để tổng hợp, theo dõi.
- Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần được giao kế hoạch do đơn vị làm chủ đầu tư, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch và giải ngân trong năm 2024.
- Thực hiện quy trình theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Kịp thời báo cáo cơ quan thường trực Chương trình về kết quả, tiến độ thực hiện, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang thực hiện cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 cho các đối tượng thụ hưởng trong các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình theo quy định.
- Phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn các địa phương xác nhận, tổng hợp danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách làm cơ sở để Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay kịp thời, hiệu quả.
7. UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang
- Ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình năm 2024. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo (định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu) kết quả thực hiện Chương trình theo quy định.
- Ban hành quyết định giao kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư xong trong tháng 01/2024. Phê duyệt danh sách hộ thụ hưởng nhà ở, đất ở, hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán (theo Công văn số 911/BDT-CSDT&ĐB ngày 20/10/2023) gửi các chủ đầu tư và Ngân hàng chính sách xã hội huyện để thực hiện cho vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng phù hợp tình hình thực tiễn, đảm bảo khả năng giải ngân, tuân thủ các quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 21 và điểm c, khoản 3 Điều 22 Nghị định số 27 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/ND-CP và tại khoản 2, điều 3 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023), Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLN-BDT-SNNPTNT-STC-SKHĐT. Thời gian phê duyệt trước ngày 30/3/2024.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình năm 2024; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn xã theo định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu.
8. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, điều hành, quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của nhân dân; việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo Điều 14 Luật Đầu tư công và Điều 15 Luật Ngân sách Nhà nước; phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, người dân; những tác động tiêu cực đến môi trường, những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Chương trình.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang năm 2024. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
[1] Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 06/4/2022 của HĐND tỉnh Bắc Giang Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 49/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 quy định một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép giữa các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết 23/2023/ NQ-HĐND Quy định một số nội dung về huy động nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết số 44/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025...
- Quyết định số 40/2022/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định về tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 46/2022/QĐ-UBND ngày 28/10/2022 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định một số nội dung về quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 08/6/2023 Quy định cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng thuộc các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 21/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Kế hoạch số 60/KH-UBND Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Bắc Giang năm 2023; Kế hoạch số 57/KH-UBND về thực hiện Tiểu dự án 4 của Dự án 5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Bắc Giang năm 2023;
- Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLN-BDT-SNNPTNT-STC-SKHĐT về Nội dung số 01, Tiểu dự án 2, Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Hướng dẫn liên ngành số: 02/HDLN-BDT-SKHĐTSTNMT-SXD-SLĐTBXH-STC về Hướng dẫn liên ngành thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Bắc Giang, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Bắc Giang 03 năm 2024 - 2026...
[2] Đã có 16 công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng.
[3] Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã Dương Hưu, huyện Sơn Động (điểm đầu từ đường tỉnh lộ 293 đến thôn Đồng Làng, xã Dương Hưu, huyện Sơn Động.
[4] Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lục Nam, Trường DTNT Yên Thế.
[5] Dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo trường Cao đẳng công nghệ Việt Hàn đã hoàn thành và giải ngân 98% kế hoạch.
[6] Tổng mức đầu tư của dự án 19.146 triệu đồng, kế hoạch trung hạn 2021-2025 là 19.146 triệu đồng (ngân sách trung ương), kế hoạch vốn đã phân bổ đến năm 2023 là 13.846 triệu đồng (năm 2022 là 8.486 triệu đồng, năm 2023 là 5.000 triệu đồng).
[7] Tổng mức đầu tư của dự án 32.495 triệu đồng, kế hoạch trung hạn 2021-2025 là 30.000 triệu đồng (ngân sách trung ương), kế hoạch vốn đã phân bổ đến hết năm 2023 là 500 triệu đồng).
[8] Chưa phân bổ 71.347 triệu đồng, do chưa đủ điều kiện phân bổ.
[9] Chưa phân bổ 18.324 triệu đồng (vốn đầu tư 9.004 triệu đồng, vốn sự nghiệp 9.320 triệu đồng) để thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện Sơn Động, sẽ phân bổ chi tiết khi đủ điều kiện.
[10] Chưa phân bổ 36.500 triệu đồng, thực hiện nội dung Hỗ trợ sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện đào tạo các cơ sở GDNN công lập.