Loading


Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 80/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2021
Ngày có hiệu lực 15/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 15 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 05 NĂM 2021-2025 TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết số 535/NQ-HĐND ngày 14/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện vi những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tạo sự thống nhất để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian và đạt kết quả cao nhất.

- Kế hoạch phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ với sự nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương; đồng thời, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và có sự kiểm tra, giám sát thực hiện chặt chẽ.

- Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương trong chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được giao, đảm bảo đạt các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo tiến độ đề ra.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt:

Các đơn vị, địa phương thường xuyên tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn quản lý để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.

2. Về phát triển kinh tế

2.1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Triển khai thực hiện tốt Kết luận số 54-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Kiên Giang. Rà soát, nghiên cứu cụ thể hóa cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kịp thời tham mưu cụ thể hóa hệ thống văn bản thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; tái cơ cấu quy mô sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền chủ trương, chính sách khuyến khích thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp.

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn gắn với kiểm soát thú y và hoạt động giết mổ tập trung, bảo đảm vệ sinh môi trường; hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo hướng VietGAP, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng. Triển khai có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng. Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng; nghiên cứu phát triển, trồng tái tạo các loài cây bản địa, góp phần nâng cao độ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng.

- Tập trung tái cơ cấu đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ, giảm dần số tàu khai thác hải sản ven bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện tốt các quy định trong đánh bắt thủy sản; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, không để xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi hải sản trên biển gắn với chế biến, tạo giá trị gia tăng cao.

- Tập trung các nguồn lực tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi; tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hồ chứa đảm bảo chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho Nhân dân, nhất là vào mùa khô, xâm nhập mặn. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án thuộc ngành quản lý, đến năm 2025 không để tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn, phấn đấu hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch.

- Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, bền vững, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và cải tạo, giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Tập trung thực hiện nông thôn mới nâng cao ngay từ đầu giai đoạn, làm cơ sở từng bước xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đạt mục tiêu đề ra, góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống khu vực nông thôn, vùng ven biển và hải đảo.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn với mô hình hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất; đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa, giảm giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

2.2. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển nhanh, bền vững, đột phá; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng

a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tham mưu Tỉnh ủy xây dựng Chương trình về phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương. Mở rộng phát triển năng lượng sạch, nhất là năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời... Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, điện tử...), công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, chế biến thực phẩm. Phát triển ổn định công nghiệp vật liệu xây dựng, gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái...; chú trọng phát triển các cơ sở công nghiệp sơ chế nông sản ở nông thôn.

- Tchức sắp xếp lại các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống theo hướng chú trọng chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, khả năng cạnh tranh gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, nhất là các mặt hàng truyền thống; đồng thời, nghiên cứu thị trường để phát triển ngành nghề mới phù hợp với lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch khuyến công, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục quan tâm củng cố phát triển các Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của địa phương.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp: Vĩnh Hòa Hưng Nam - Gò Quao, Hàm Ninh - Phú Quốc; Bình An - Châu Thành; tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp Hà Giang - Hà Tiên, Đông Bắc Vĩnh Hiệp - Rạch Giá.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ