Loading


Kế hoạch 83/KH-UBND khuyến công năm 2017 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 83/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2017
Ngày có hiệu lực 05/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 83/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

KHUYẾN CÔNG NĂM 2017

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công. Thực hiện các Quyết định của UBND Thành phố: số 4892/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, số 27/2015/QĐ-UBND ngày 16/9/2015 ban hành “Quy định quản lý kinh phí khuyến công và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội”, số 6768/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2017 của thành phố Hà Nội; trên cơ sở kết quả thực hiện công tác khuyến công năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Khuyến công năm 2017, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội; phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện, giám sát các hoạt động Khuyến công của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định pháp luật và Thành phố;

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho khu vực nông thôn;

- Hỗ trợ phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, như: Dệt may, Da giầy, chế biến nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thông (mây tre, gốm sứ, khảm trai, thêu ren...). Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở không gây ô nhiễm môi trường, có lợi thế xuất khẩu;

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất làng nghề năm 2017 đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tăng 7,14% so với năm 2016.

- Góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2017 đạt khoảng 185 triệu USD, tăng 5,1% so với năm 2016.

- Có từ 500 đến 600 lượt cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, làng nghề, khoảng 60 nghệ nhân và từ 3.000 đến 4.000 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, người lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ thông qua các hoạt động Khuyến công.

- Tạo ra từ 250 đến 300 mẫu sản phẩm có thiết kế mới trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

- Khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn tự bỏ kinh phí cùng với một phần kinh phí hỗ trợ của Thành phố (không quá 200 triệu đồng/ 1 dự án) để đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề tiểu thủ công nghiệp (cấy nghề, nâng cao tay nghề)

Tiếp tục hỗ trợ khoảng 40 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn truyền nghề, cấy nghề thủ công mỹ nghệ cho khoảng 1.400 lao động nông thôn; thời gian truyền nghề, cấy nghề là 3 tháng, gắn lý thuyết với thực hành, giáo viên là các Nghệ nhân, Thợ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Kết thúc truyền nghề, cấy nghề có ít nhất 1.100 lao động (tương đương 80% số lao động được truyền nghề) được các cơ sở sản xuất bố trí việc làm với thu nhập ổn định.

2. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, điều hành

Tiếp tục tổ chức cho khoảng 1.500 chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia 15 lớp tập huấn về các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, Hội nhập Kinh tế quốc tế, Thiết kế mẫu mã sản phẩm, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh và Marketing; Thời gian học 2 ngày, giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu lớn trên địa bàn Hà Nội (Đại học: Kinh tế Quốc Dân, Ngoại Thương, Mỹ thuật Công nghiệp, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương).

3. Tổ chức kết nối cung cầu nguyên liệu ngành mây tre đan

Tổ chức kết nối giữa 40 đến 50 cơ sở sản xuất sản phẩm mây tre giang đan tại các làng nghề Hà Nội với 40 đến 50 cơ sở sản xuất, cung ứng nguyên liệu ngành mây tre đan thuộc các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và nước bạn Lào.

4. Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất

Hỗ trợ khoảng 5 cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố có dự án đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

5. Tổ chức Hội chợ Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2017

Tổ chức Hội chợ Quà tặng hàng TCMN Hà Nội năm 2017 với quy mô khoảng 650 gian hàng tiêu chuẩn, 01 khu trưng bày sản phẩm tiêu biểu của các Nghệ nhân, 01 khu ẩm thực làng nghề Hà Nội, có sự tham gia của khoảng 250 cơ sở sản xuất hàng TCMN của Hà Nội và 30 đến 35 tỉnh, thành phố trong nước cùng 6 đến 8 nước trong khu vực và trên thế giới. Mời khoảng 12.000 khách, trong đó khoảng 700 nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan và giao dịch tại Hội chợ, tạo ra giá trị xuất khẩu năm 2017 khoảng 4-5 triệu USD và tạo đà, tạo lực cho các năm tiếp theo. Thời gian và địa điểm thực hiện từ ngày 17 đến 20/10/2017 tại Trung tâm Triển lãm, Hội chợ, giao dịch kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận cầu Giấy, Hà Nội.

6. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng TCMN tại TP Hồ Chí Minh

Hỗ trợ và phối hợp tổ chức cho khoảng 10 cơ sở sản xuất hàng TCMN làng nghề tham gia khoảng 20 gian hàng tổng diện tích 180m2 tại Hội chợ Lifestyle 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 18-22/4/2017 (chế độ theo quy định).

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ