Loading


Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 340/2020/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 88/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2021
Ngày có hiệu lực 27/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 27 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 340/2020/NQ-HĐND NGÀY 22/7/2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Nghị quyết số 340/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp; trong đó, hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nâng cao quản lý chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản.

- Phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, theo Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Kiên Giang (sau đây gọi là sản phẩm chủ lực của tỉnh).

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng 75 dự án liên kết chui giá trị sản phẩm lúa, rau củ quả, cây ăn trái, tôm, cá lồng bè, heo... liên kết với doanh nghiệp để củng cố, phát triển hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.

- Chọn sản phẩm chủ lực là lúa, thủy sản, cây ăn trái, rau củ quả,... và lựa chọn một số sản phẩm đặc thù khác của các huyện, thành phố để hỗ trợ phát triển liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, bảo đảm thành lập mới và huy động trên 50% các hợp tác xã nông nghiệp để tham gia có hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản.

- Hỗ trợ các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ gắn với cấp mã vùng trồng và phát triển hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc, sử dụng mã QR cho sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu.

- Củng cố các hợp tác xã nông nghiệp hiện có và xây dựng mới các hợp tác xã nông nghiệp là đại diện sở hữu các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn các huyện, thành phố theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang và theo thực tế tại địa phương; xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện.

- Hợp tác xã nông nghiệp có liên kết với doanh nghiệp được đánh giá hoạt động khá, tốt đạt tỷ lệ từ 90% trở lên.

- Có khoảng 70% các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 101/QĐ-UBND tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử để phân phối hàng hóa, phát triển thị trường.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ

1. Phạm vi điều chỉnh

Kế hoạch này quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, áp dụng đối với các sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Kiên Giang được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp) giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2. Đối tượng áp dụng

- Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là nông dân).

- Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân).

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).

- Doanh nghiệp.

- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch này.

3. Điều kiện hỗ trợ

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Liên kết đảm bảo ổn định.

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;

[...]
1