Loading


Dự thảo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 29/02/2024
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số:

Hà Nội, ngày  tháng  năm

DỰ THẢO 3

 

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa bao gồm các hoạt động xây dựng, công bố, áp dụng tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động: thử nghiệm; hiệu chuẩn; giám định; xác nhận giá trị sử dụng; kiểm tra xác nhận; xét nghiệm y tế; chứng nhận hợp chuẩn; chứng nhận hợp quy; công nhận năng lực của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức sản xuất mẫu chuẩn, tổ chức cung cấp thử nghiệm thành thạo và các hoạt động khác có liên quan.”;

c) Bổ sung các khoản 5a, 5b, 5c, 5d, 5đ, 5e, 5g vào sau khoản 5 như sau:

“5a. Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 5 Điều này, ngoại trừ hoạt động công nhận.

5b. Thử nghiệm là việc xác định một hay nhiều đặc tính của đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo một quy trình nhất định.

5c. Giám định là việc kiểm tra và xác định sự phù hợp của đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật với các yêu cầu cụ thể hoặc các yêu cầu chung.

5d. Xác nhận giá trị sử dụng là việc xác nhận tính hợp lý của việc công bố sự phù hợp liên quan đến mục đích sử dụng dự kiến hoặc kết quả dự kiến thông qua việc cung cấp bằng chứng chứng minh các yêu cầu được thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

5đ. Kiểm tra xác nhận là việc xác nhận sự chính xác của việc công bố sự phù hợp liên quan đến sự kiện đã xảy ra hoặc kết quả đã đạt được thông qua việc cung cấp bằng chứng chứng minh các yêu cầu được thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

5e. Mẫu chuẩn là vật liệu có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính, được thiết lập phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến trong quá trình đo.

5g. Thử nghiệm thành thạo là phương thức đánh giá năng lực phòng thử nghiệm bằng cách so sánh kết quả thực hiện các phép đo hoặc phép thử giữa các phòng thử nghiệm trên cùng một mẫu thử hoặc trên các mẫu thử tương tự nhau trong những điều kiện đã được định trước.”.

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:

“10. Công nhận là việc xác nhận tổ chức thử nghiệm, hiệu chuẩn, chứng nhận (hệ thống quản lý, năng lực cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ và môi trường), giám định, sản xuất mẫu chuẩn, cung cấp thử nghiệm thành thạo, xét nghiệm y tế, xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và các tổ chức đánh giá sự phù hợp liên quan khác có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.”;

đ) Bổ sung các khoản 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 vào sau khoản 10 như sau:

“11. Hạ tầng chất lượng quốc gia là kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các cơ quan, tổ chức, các chính sách, chiến lược, quy định pháp luật liên quan để hỗ trợ và nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường.

Hạ tầng chất lượng quốc gia bao gồm năm thành phần: tiêu chuẩn, đo lường, công nhận, đánh giá sự phù hợp, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa của một quốc gia.

12. Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia là chỉ số cung cấp thông tin về sự phát triển của hạ tầng chất lượng quốc gia, xác định các chỉ số cho từng thành phần và mối liên hệ giữa các thành phần của hạ tầng chất lượng quốc gia.

13. Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

14. Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố theo trình tự, thủ tục quy định.

15. Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

[...]
5