Loading


Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo

Số hiệu 26/1999/NĐ-CP
Ngày ban hành 19/04/1999
Ngày có hiệu lực 04/05/1999
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 26/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật;
Theo đề nghị của Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo.

Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 2. Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.

Điều 3. Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 4. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được bảo đảm.

Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích.

Điều 5. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Mọi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo.

Điều 7.

1. Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự.

2. Tín đồ không được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật, không được hoạt động mê tín dị đoan.

Điều 8.

1. Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ.

2. Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lý) đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.

3. Những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đăng ký hàng năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tổ chức tôn giáo được tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyện của cá nhân, tổ chức, từ những thu nhập hợp pháp khác.

Việc tổ chức quyên góp phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.

Việc quản lý, sử dụng các khoản tài chính có được từ các nguồn trên đây thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức tôn giáo hoạt động trái tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động. Những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật.

Điều 9. Các cuộc tĩnh tâm của linh mục trong giáo phận, của các tu sĩ tập trung từ nhiều cơ sở, dòng tu của đạo Thiên chúa, các cuộc bồi linh của mục sư và truyền đạo của đạo Tin lành, các kỳ an cư của tăng, ni đạo Phật và những sinh hoạt tôn giáo tương tự của các tôn giáo khác thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về tôn giáo.

Điều 10.

[...]
8