Loading


Nghị định 29-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 29-HĐBT
Ngày ban hành 09/03/1988
Ngày có hiệu lực 09/03/1988
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Phạm Hùng
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29-HĐBT

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 1988

  

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 29-HĐBT NGÀY 9-3-1988 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ SẢN XUẤT  

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Để thể chế hoá các chủ trương mới đã nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất;
Để giải phóng mọi lực lượng sản xuất, huy động mọi khả năng của nhân dân phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ sản xuất phục vụ đời sống và xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho gia đình công nhân viên chức và xã viên hợp tác xã.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy định về chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất.

Điều 2. - Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. - Nghị định này thi hành kể từ ngày ban hành.

 

 

Phạm Hùng

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29-HĐBT ngày 9-3-1988của Hội đồng Bộ trưởng).

Điều 1. - Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế gắn liền với các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong các chính sách kinh tế, nhằm khuyến khích kinh tế gia đình phát triển trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sản xuất.

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của những người làm kinh tế gia đình. Mọi hành vi xâm phạm các quyền đó đều bị xử lý theo pháp luật.

Điều 2. - Những người làm kinh tế gia đình phải là công nhân viên chức tại chức, xã viên hợp tác xã, làm thêm ngoài giờ quy định của cơ quan, đơn vị tập thể, cùng với bố, mẹ, vợ, chồng và các con ngoài độ tuổi lao động, nếu là người thân thì phải ngoài độ tuổi lao động và có tên trong hộ khẩu gia đình.

Nếu có một người trở lên trong độ tuổi lao động, không phải là công nhân viên chức, xã viên hợp tác xã chuyên làm trong hộ kinh tế gia đình đã 3 năm, thì phải chuyển sang đăng ký hộ cá thể sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.

Hoạt động sản xuất, dịch vụ của người về hưu không thuộc loại hình kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh cũng được coi là kinh tế gia đình.

Nhà nước khuyến khích những người làm kinh tế gia đình nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và tay nghề để làm được nhiều hàng tốt, hàng rẻ, có lợi cho xã hội và tăng thu nhập của gia đình.

Điều 3. - những người làm kinh tế gia đình trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải không phải xin cấp đăng ký kinh doanh (trừ những ngành nghề, sản phẩm quy định ở điều 5 dưới đây), nhưng phải làm tờ khai với Uỷ ban Nhân dân phường, xã nơi mình cư trú mới được phép hoạt động và phải hoạt động theo đúng ngành nghề, loại sản phẩm đã khai.

Nếu công nhân, viên chức tại chức, xã viên hợp tác xã có giấy chứng nhận của xí nghiệp, hợp tác xã giao việc gia công thêm ở gia đình, thì không phải làm tờ khai với Uỷ ban nhân dân phường, xã.

Điều 4. - Uỷ ban Nhân dân phường, xã có trách nhiệm giám sát những người làm kinh tế gia đình chấp hành pháp luật và những quy định của Nhà nước, nhưng không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của họ.

Điều 5. - Những người làm kinh tế gia đình không được hoạt động sản xuất kinh doanh trong những ngành, nghề, sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội như sản xuất, chế biến thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc độc, hoá chất độc, nha phiến, làm vũ khí, vàng mã, đồng dùng để cúng lễ mang tính chất mê tín dị đoan, văn hoá phẩm đồi truỵ, và những ngành, nghề, sản xuất Nhà nước độc quyền kinh doanh như xuất bản, ấn loát, vàng, kim cương, đá quý, rượu, các loại pháo, các loại thuốc lá.

Những người làm kinh tế gia đình phải chấp hành các quy chế cụ thể của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương và phải xin Uỷ ban Nhân dân phương, xã cấp đăng ký kinh doanh khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề, sản phẩm như dược phẩm, thực phẩm, nước giải khát, khai thác gỗ, lâm sản, thuỷ sản, khoáng sản, nghề kim hoàn, nghề sửa chữa các máy thông tin điện tử, gạch ngói nung.

Điều 6. - Những người làm kinh tế gia đình được mua nguyên liệu trong nước để sản xuất; được mua vật tư, thiết bị lẻ của Nhà nước theo phương thức mua vật tư, bán sản phẩm; được nhận gia công đặt hàng của các tổ chức kinh doanh của Nhà nước (công ty vật tư, xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, công ty thương nghiệp) các đơn vị kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác.

Việc mua vật tư, bán sản phẩm hoặc gia công, đặt hàng nói trên phải thể hiện bằng hoá đơn hoặc bằng hợp đồng kinh tế, đúng chế độ hợp đồng do Nhà nước quy định.

Những người làm kinh tế gia đình được mua các dụng cụ đồ nghề; máy móc nhỏ để phục vụ sản xuất và sửa chữa nhỏ.

Điều 7. - Những người làm kinh tế gia đình có quyền:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ