Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra
Số hiệu | 36/2014/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 29/04/2014 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2014 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014 |
VỀ NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ ban hành Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá Tra.
Nghị định này quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá Tra.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra
1. Nguyên tắc lập quy hoạch:
a) Quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra phải phát huy lợi thế và tiềm năng của các địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá Tra trên thị trường trong và ngoài nước;
b) Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá Tra ở từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá Tra;
c) Quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương.
2. Nội dung quy hoạch:
a) Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến nuôi, chế biến, tiêu thụ cá Tra;
b) Đánh giá hiện trạng nuôi, chế biến, tiêu thụ cá Tra;
c) Phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá Tra Việt Nam ở thị trường trong nước và ngoài nước;
d) Xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá Tra thương phẩm; công suất của các cơ sở chế biến cá Tra;
đ) Xác định các giải pháp kỹ thuật, cơ chế, chính sách để thực hiện quy hoạch;
e) Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014 |
VỀ NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ ban hành Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá Tra.
Nghị định này quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá Tra.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra
1. Nguyên tắc lập quy hoạch:
a) Quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra phải phát huy lợi thế và tiềm năng của các địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá Tra trên thị trường trong và ngoài nước;
b) Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá Tra ở từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá Tra;
c) Quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương.
2. Nội dung quy hoạch:
a) Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến nuôi, chế biến, tiêu thụ cá Tra;
b) Đánh giá hiện trạng nuôi, chế biến, tiêu thụ cá Tra;
c) Phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá Tra Việt Nam ở thị trường trong nước và ngoài nước;
d) Xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá Tra thương phẩm; công suất của các cơ sở chế biến cá Tra;
đ) Xác định các giải pháp kỹ thuật, cơ chế, chính sách để thực hiện quy hoạch;
e) Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra.
3. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch:
b) Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá Tra được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá Tra tại địa phương.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích liên kết nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra; đầu tư hạ tầng ở các vùng nuôi, hạ tầng phục vụ chế biến cá Tra phù hợp với quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra được phê duyệt.
Điều 4. Điều kiện cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm
1. Địa điểm, diện tích nuôi cá Tra thương phẩm phải phù hợp với quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng nuôi cá Tra thương phẩm.
Điều 5. Điều kiện cơ sở chế biến cá Tra
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở chế biến cá Tra phải nằm trong quy hoạch nuôi, chế biến cá Tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc chấp thuận.
3. Áp dụng các biện pháp phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra chế biến.
5. Bảo đảm chất lượng đã công bố đối với sản phẩm cá Tra xuất xưởng; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cá Tra đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá Tra chế biến
1. Cá Tra nguyên liệu phục vụ chế biến cá Tra phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Sản phẩm cá Tra chế biến phải đáp ứng quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản của Việt Nam và nước nhập khẩu.
3. Đối với việc chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh:
c) Hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm.
Điều 7. Điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá Tra
Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là thương nhân) xuất khẩu sản phẩm cá Tra phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có cơ sở chế biến cá Tra đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trường hợp thương nhân không có cơ sở chế biến cá Tra thì phải có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua sản phẩm cá Tra tại cơ sở chế biến cá Tra đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra với Hiệp hội cá Tra Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra đã được Hiệp hội cá Tra Việt Nam xác nhận.
Điều 8. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra
1. Tổ chức được giao thực hiện: Hiệp hội cá Tra Việt Nam.
2. Đối tượng thực hiện: Thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá Tra
a) Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
b) Bản sao hợp pháp Giấy đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận (áp dụng đối với trường hợp thương nhân sử dụng cá Tra thương phẩm từ các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình);
c) Bản sao hợp pháp hợp đồng mua cá Tra nguyên liệu với tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này (áp dụng đối với trường hợp thương nhân sử dụng cá Tra thương phẩm mua từ các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm không thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình);
đ) Bản sao hợp pháp Hợp đồng mua cá Tra thương phẩm hoặc hợp đồng gia công, chế biến sản phẩm cá Tra với cơ sở chế biến cá Tra đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này (áp dụng với thương nhân không có cơ sở chế biến sản phẩm cá Tra).
4. Cách thức và thời hạn thực hiện:
a) Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, nếu hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra chưa đầy đủ theo quy định tại Khoản 3 Điều này thì Hiệp hội cá Tra Việt Nam có văn bản trả lời, đề nghị thương nhân bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra nếu hồ sơ đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều này và có giá mua cá Tra nguyên liệu cao hơn hoặc bằng giá sàn cá Tra nguyên liệu do Hiệp hội cá Tra Việt Nam công bố tại thời điểm nhận hồ sơ (áp dụng đối với thương nhân sử dụng cá Tra thương phẩm mua từ các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm không thuộc quyền sở hữu, quản lý của thương nhân) thì Hiệp hội cá Tra Việt Nam thẩm định, xác nhận hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định nêu trên, Hiệp hội cá Tra Việt Nam không xác nhận đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra và có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5. Phí thẩm định điều kiện kinh doanh thương mại cá Tra: Thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 9. Xử lý vi phạm trong xuất khẩu sản phẩm cá Tra
1. Thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá Tra vi phạm các quy định tại Nghị định này, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn bị xử lý theo các quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
2. Đình chỉ xuất khẩu lô hàng sản phẩm cá Tra không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.
3. Tạm dừng xuất khẩu sản phẩm cá Tra đối với thương nhân xuất khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của thị trường nhập khẩu yêu cầu tạm dừng do có vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm.
4. Đối với trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu Việt Nam kiểm tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm cá Tra xuất khẩu nhưng có quy định đình chỉ nhập khẩu sản phẩm cá Tra từ Việt Nam nếu phát hiện nhiều lô hàng vi phạm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, xử lý vi phạm đối với thương nhân, cơ sở chế biến có lô hàng bị cảnh báo vi phạm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc áp dụng và công nhận quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt;
d) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi, chế biến cá Tra; kiểm tra, giám sát chất lượng cá Tra nuôi, chế biến, xuất khẩu theo thẩm quyền;
e) Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Hiệp hội cá Tra Việt Nam thực hiện các quy định về thẩm định, xác nhận, thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá Tra;
g) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra theo thẩm quyền;
h) Cung cấp, công bố các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm sản phẩm cá Tra nhập khẩu của thị trường nhập khẩu sản phẩm cá Tra từ Việt Nam;
i) Đình chỉ xuất khẩu lô hàng sản phẩm cá Tra không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu và tạm dừng xuất khẩu sản phẩm cá Tra đối với thương nhân xuất khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của thị trường nhập khẩu yêu cầu tạm dừng do có vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 9 Nghị định này. Quy định cụ thể việc tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định này;
k) Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra Việt Nam xuất khẩu theo quy định pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan tham mưu, xử lý các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá Tra theo thẩm quyền;
c) Chỉ đạo cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm cá Tra.
d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này theo quy định pháp luật về chống bán phá giá.
3. Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá Tra nguyên liệu;
b) Quy định về phí thẩm định điều kiện kinh doanh thương mại cá Tra; hướng dẫn thực hiện các quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh thương mại cá Tra;
Điều 11. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Lập, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá Tra tại địa phương phù hợp với Quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá Tra đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương tổ chức thực hiện việc xác nhận đăng ký diện tích, sản lượng nuôi cá Tra thương phẩm và cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật đối với hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra tại địa phương theo thẩm quyền.
Điều 12. Hiệp hội cá Tra Việt Nam
1. Chủ trì thực hiện các hoạt động sau:
a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký, thẩm định, xác nhận, thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá Tra theo quy định;
b) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính về phương pháp tính giá thành cá Tra nguyên liệu, ít nhất mỗi năm hai lần công bố giá sàn cá Tra nguyên liệu và kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến của thị trường;
c) Quản lý, sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại cá Tra theo quy định của pháp luật;
d) Cung cấp cho Cơ quan hải quan danh sách thương nhân được xác nhận đăng ký xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
đ) Thống kê tình hình nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra và định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.
2. Phối hợp với hội, hiệp hội ngành hàng có liên quan thực hiện các hoạt động sau:
a) Hướng dẫn, vận động hội viên tuân thủ quy định pháp luật về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm cá Tra; phân tích, dự báo, thông tin thị trường xuất khẩu sản phẩm cá Tra;
c) Tham gia bảo vệ hoạt động xuất khẩu, xử lý các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan tới nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra;
d) Hỗ trợ, cung cấp thông tin nuôi, chế biến và thị trường cho các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến cá Tra.
Điều 13. Tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra
1. Tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến, xuất khẩu cá Tra có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá Tra theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.
2. Thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá Tra có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định về quản lý, kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu và quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Thực hiện đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra theo các quy định tại Điều 8 Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dung hợp đồng đã đăng ký;
c) Nộp phí thẩm định kinh doanh thương mại cá Tra theo quy định.
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phù hợp với quy hoạch nuôi cá Tra nhưng đáp ứng các điều kiện nuôi cá Tra quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì được tiếp tục hoạt động.
2. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thương nhân được phép mua cá Tra nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu từ các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm chưa đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Trước ngày Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng ký diện tích, sản lượng và cấp mã số cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm có hiệu lực thi hành, Giấy đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm (quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 8) chưa phải là thành phần bắt buộc trong hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá Tra thương phẩm.
4. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2014, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh chưa đáp ứng chất lượng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định này được xuất khẩu nếu đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2014.
Điều 16. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Căn cứ trách nhiệm cụ thể được phân công theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội cá Tra Việt Nam, Chủ tịch các hội, hiệp hội ngành hàng có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |