Loading


Nghị định 54/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương

Số hiệu 54/2020/NĐ-CP
Ngày ban hành 18/05/2020
Ngày có hiệu lực 07/07/2020
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2015/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương:

a) Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

b) Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

c) Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Phòng vệ thương mại.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở

Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.

2. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

4. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Sở, ngành thành lập.

[...]
1