Loading


Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Số hiệu 58/2002/NĐ-CP
Ngày ban hành 03/06/2002
Ngày có hiệu lực 18/06/2002
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/2002/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2002 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO VỆ THỰC VẬT, ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này:

1. Điều lệ bảo vệ thực vật;

2. Điều lệ kiểm dịch thực vật;

3. Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Nghị định này thay thế Nghị định số 92/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ ban hành kèm các Điều lệ: bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Điều lệ này quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

Điều 2.

1. Tài nguyên thực vật phải được bảo vệ gồm cây và sản phẩm của cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây làm thức ăn gia súc, cây làm thuốc, cây hoa, cây cảnh và cây có ích khác.

2. Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải phòng trừ gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại gây hại, cây dại gây hại, chuột gây hại, chim gây hại, sinh vật lạ gây hại và sinh vật gây hại khác (gọi chung là sinh vật gây hại).

Điều 3. Việc bảo vệ tài nguyên thực vật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Tiến hành thường xuyên, đồng bộ lấy biện pháp phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời;

2. Kết hợp giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích Nhà nước, tập thể với lợi ích cá nhân và bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội;

3. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại phải đạt hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho người, cây trồng, sinh vật có ích, hạn chế ô nhiễm môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái;

4. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó coi trọng biện pháp sinh học và kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân. Thuốc bảo vệ thực vật hoá học chỉ được dùng khi thật cần thiết và phải tuân theo các quy định của cơ quan bảo vệ thực vật.

Điều 4.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ