Nghị quyết 190/NQ-HĐND năm 2024 dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2025 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu | 190/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 12/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2024 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Nguyễn Khắc Toàn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/NQ-HĐND |
Khánh Hòa, ngày 12 tháng 12 năm 2024 |
VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH
HÒA
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Nghị quyết số 159/2024/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội khóa XV về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 160/2024/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội khóa XV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025;
Xét Báo cáo số 446/BC-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 317/BC-BKTNS ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2025 như sau:
Tổng thu NSNN phát sinh trên địa bàn |
: |
24.100.000 triệu đồng |
- Thu nội địa |
: |
21.450.000 triệu đồng |
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu |
: |
2.650.000 triệu đồng |
Điều 2. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2025 như sau:
I. Thu ngân sách địa phương |
: |
22.662.914 triệu đồng |
1. Tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp |
: |
19.289.900 triệu đồng |
a) Các khoản thu NSĐP được hưởng 100% |
: |
8.757.200 triệu đồng |
b) Các khoản thu NSĐP hưởng theo tỷ lệ % |
: |
10.532.700 triệu đồng |
2. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương |
: |
2.448.725 triệu đồng |
3. Nguồn tiết kiệm chi năm 2023 |
: |
190.000 triệu đồng |
5. Nguồn cải cách tiền lương |
: |
734.289 triệu đồng |
II. Chi ngân sách địa phương |
: |
24.046.614 triệu đồng |
II.1. Chi ngân sách địa phương |
: |
23.605.614 triệu đồng |
1. Chi đầu tư phát triển |
: |
9.517.794 triệu đồng |
Trong đó: Chi đầu tư từ nguồn bội chi |
: |
1.383.700 triệu đồng |
2. Chi thường xuyên |
: |
11.414.812 triệu đồng |
3. Chi trả nợ lãi vay |
: |
15.900 triệu đồng |
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính |
: |
1.170 triệu đồng |
5. Dự phòng chi |
: |
697.409 triệu đồng |
6. Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương |
: |
1.810.398 triệu đồng |
7. Chi Chương trình MTQG |
: |
148.131 triệu đồng |
II.2. Dự toán tăng thu so với Thủ tướng Chính phủ giao chưa phân bổ |
: |
441.000 triệu đồng |
III. Bội chi ngân sách địa phương |
: |
1.383.700 triệu đồng |
IV. Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương |
: |
46.300 triệu đồng |
V. Tổng mức vay của ngân sách địa phương |
: |
1.383.700 triệu đồng |
(Phụ lục số 01, 02, 03, 04 đính kèm)
Điều 3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2025
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu thu NSNN theo chỉ tiêu thu NSNN ở mức cao nhất, đồng thời hoàn thành tốt các nhiệm vụ chi năm 2025, Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai một số giải pháp như sau:
1. Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động đề ra các giải pháp tích cực, đồng bộ trong công tác tổ chức thu đối với các nguồn thu hiện có; khai thác các nguồn thu mới phát sinh; kiểm soát có hiệu quả việc nợ đọng thuế; định kỳ hàng tháng thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích những tác động của thay đổi chính sách đến nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán được Chính phủ giao, góp phần đảm bảo nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo phân cấp.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, dịch vụ thông qua phát triển các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất, kịp thời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị, giảm thiểu tối đa thời gian chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp;
- Trong năm, giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ các nhiệm vụ chi chưa phân bổ trên cơ sở nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và đề nghị của các đơn vị, địa phương; trong quá trình điều hành ngân sách thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực hiện hoặc hết nhiệm vụ chi chuyển sang các nhiệm vụ chi mới phát sinh đảm bảo sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng nguồn tăng thu dự toán và nguồn tiết kiệm chi để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan Thuế, Hải quan:
- Chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nắm tình hình chấp hành pháp luật về thuê của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế để kịp thời đề ra các giải pháp quản lý phù hợp. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế GTGT, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với 100% các trường hợp rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN. Rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được Nhà nước giao đất, thuê đất trên địa bàn, nhất là các dự án hết thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật đất đai. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính và đôn đốc thu, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu từ đất đai vào ngân sách nhà nước.
- Tập trung khai thác nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, du lịch: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai nộp thuế, liên tục cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; tăng cường công tác quản lý thuế đối với các hộ, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ tại địa bàn.
- Tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng thuế. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.