Loading


Nghị quyết 21/2016/NQ-HĐND về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 21/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 03/08/2016
Ngày có hiệu lực 15/08/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Võ Anh Kiệt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2016/NQ-HĐND

An Giang, ngày 03 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 383/Tr-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đề nghị thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu chung:

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm bảo tồn và bảo vệ sinh cảnh cũng như các loài động thực vật hoang dã có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang.

Thiết lập được bản đồ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 góp phần vào việc quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu đến năm 2020:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh làm cơ sở phân chia các vùng sinh thái, các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh góp phần vào việc quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, khai thác bền vững các giá trị đa dạng sinh học dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

- Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

- Nhận dạng, phân tích và đánh giá các nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học của tỉnh.

- Đề xuất các khu vực phù hợp nâng cao độ che phủ rừng, hạn chế các tác động do xâm hại đến diện tích rừng.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, hạn chế các vụ xâm hại đến các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Kiểm soát việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái. Sử dụng kinh phí thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.

- Xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học đối với các khu bảo tồn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

- Hoàn thành quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch ngành khác. Quy hoạch chi tiết và đề xuất thành lập các khu bảo tồn, ưu tiên bảo tồn tại chỗ các hệ sinh thái đặc thù, các loài động - thực vật quý, hiếm, đặc hữu; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái, sinh cảnh tạo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã.

- Đảm bảo đạt các chỉ tiêu như sau: (1) Bảo tồn các loài động - thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã và đang hiện diện trên địa bàn tỉnh (trừ các loài di trú), đặc biệt là các giống cây trồng cổ truyền, các loài đặc hữu và từng bước đưa vào bảo tồn một cách hiệu quả tại các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn thú; (2) Khoanh vùng hiện trạng các khu đất ngập nước trên địa bàn tỉnh để quy hoạch khai thác và bảo tồn theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008; (3) Ban hành danh mục các loài đặc hữu của tỉnh cần được ưu tiên bảo tồn (theo tiêu chí của Sách đỏ Thế giới IUCN và Sách đỏ Việt Nam); (4) Bảo tồn được hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng trên địa bàn tỉnh; (5) Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng sinh sống xung quanh các khu bảo tồn, khu du lịch về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động - thực vật hoang dã; (6) Hoàn thiện việc cắm mốc ranh giới khu bảo tồn và công bố rộng rãi cho cộng đồng dân cư biết.

b) Định hướng đến năm 2030:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ