Loading


Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Điện Biên

Số hiệu 29/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/10/2016
Ngày có hiệu lực 11/10/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Muôn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 3003/TTr-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Báo cáo thẩm tra số 49/BC- HĐND, ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 như sau:

I. Quan điểm phát triển

Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và người dân. Được thực hiện trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; mở rộng mô hình liên kết “ Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học "; chuyển giao khoa học công nghệ, khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn; cơ cấu lại sản xuất lúa và rau màu chất lượng cao những nơi có điều kiện, vùng cánh đồng Mường Thanh theo hướng cánh đồng lớn. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, môi trường sinh thái, giữ gìn nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Là cơ sở để giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có lợi thế.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Phát triển toàn diện nông lâm nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Chú trọng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế (lúa gạo, ngô, cao su, cà phê, chè, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc); áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống cây, con; tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Bảo vệ, phát triển rừng, trồng rừng sản xuất và dược liệu theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nông, lâm nghiệp. Tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị sản phẩm (VA) khu vực nông, lâm nghiệp đạt 3,67%/năm. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp chiếm 22,53% GRDP của tỉnh.

- Diện tích gieo trồng cây lương thực 79.922 ha; tổng sản lượng lương thực đạt 260 nghìn tấn.

- Cây cao su: tập trung chăm sóc diện tích hiện có, trồng mới theo kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

- Cây cà phê: thực hiện thâm canh diện tích cà phê hiện có và còn khả năng phát triển tốt. Mở rộng diện tích khi có điều kiện, dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 4.900 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 10.708 tấn. Chú trọng chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Cây chè: Tập trung đầu tư thâm canh cải tạo diện tích chè hiện có để khai thác, đổi mới công nghệ chế biến, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng chè đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 605 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 150 tấn.

- Khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả kinh tế của cây mắc ca, cây dứa.

- Tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn) 676 nghìn con. Tốc độ phát triển bình quân đàn gia súc 4,85%/năm.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.075 ha; tổng sản lượng thủy sản đạt 2.998 tấn.

- Tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện còn và diện tích rừng tăng thêm hàng năm, chú trọng nâng cao chất lượng khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới; tỷ lệ độ che phủ rừng tăng 3,5% so với năm 2015 (tăng bình quân 0,7%/năm).

3. Định hướng đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4%/năm.

- Diện tích gieo trồng cây lương thực 92.000 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 280 nghìn tấn.

- Chè, cà phê, cao su: Phát triển theo quy hoạch.

- Cây mắc ca và cây dứa: đánh giá hiệu quả kinh tế đối với diện tích đã trồng, thực hiện nhân rộng khi có hiệu quả rõ nét.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ