Loading


Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2022 về giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và công tác khám chữa bệnh đối với người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 48/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/07/2022
Ngày có hiệu lực 08/07/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Dương Văn Trang
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 12 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ GIÁM SÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG VÀ HỖ TRỢ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2022; Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Đoàn giám sát về tình hình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và công tác khám chữa bệnh đối với người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét Báo cáo số 20/BC-ĐGS ngày 04 tháng 7 năm 2022 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát về tình hình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và công tác khám chữa bệnh đối với người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và công tác khám chữa bệnh đối với người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có Báo cáo số 20/BC-ĐGS ngày 04/7/2022 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kèm theo):

1. Kết quả đạt được:

Đến ngày 31/3/2022 ngân sách Nhà nước đã chi 485,499 tỷ đồng để mua 736.176 lượt thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, góp phần đưa tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số toàn tỉnh đạt 90,24% (đạt 99,36% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao và đạt 97,29% so với chỉ tiêu Chính phủ giao tại quyết định 546/QĐ-TTg trong năm 2022). Công tác phối hợp trong việc rà soát, thống kê, lập danh sách các đối tượng và phân bố thẻ bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh hàng năm đã được các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương triển khai theo đúng quy trình, quy định phù hợp với điều kiện tổ chức khám chữa bệnh của từng cơ sở Y tế và đảm bảo quyền lợi, thuận tiện cho người thụ hưởng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 24 cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm 21 cơ sở khám chữa bệnh công lập và 03 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Trong thời gian qua hoạt động của các cơ sở ký kết hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế luôn được Bộ y tế và cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện quan tâm, hỗ trợ đầu tư kinh phí để sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết quả từ đầu năm 2019 đến hết quý I năm 2022 đã thực hiện khám, chữa bệnh cho 706.473 lượt đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với tổng số tiền là 331,855 tỷ đồng (thanh toán cho 70.874 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú với tổng kinh phí chi trả 238,124 tỷ đồng; 635.599 lượt khám chữa bệnh ngoại trú với tổng kinh phí chi trả 93,731 tỷ đồng). Trong đó số lượt khám chữa bệnh đúng tuyến là 634.268 lượt; số lượt khám chữa bệnh thông tuyến là 71.510 lượt; số lượt khám chữa bệnh không đúng tuyến là 695 lượt.

Qua giám sát cho thấy việc cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các chế độ, chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân đã có những chuyển biến tích cực. Việc thực hiện quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế đã đem đến sự hài lòng cho người bệnh, người nhà người bệnh khi đến khám chữa bệnh. Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và tạm ứng chi phí cho các cơ sở khám chữa bệnh theo đúng quy định tại Điều 32 Luật bảo hiểm y tế:

Từ đầu năm 2019 đến hết năm 2021, qua công tác giám định bảo hiểm y tế, kiểm tra, thanh tra đã thực hiện từ chối thanh toán; xuất toán, thu hồi về ngân sách số tiền trên 23,506 tỷ đồng (trong đó, BHXH tỉnh đã từ chối thanh toán trên 17,6 tỷ đồng; BHXH tỉnh trực tiếp thực hiện và phối hợp với Sở Y tế thực hiện 31 cuộc kiểm tra đã xuất toán, thu hồi, giảm trừ vào squyết toán của các cơ sở khám chữa bệnh số tiền 4,97 tỷ đồng do các cơ sở khám chữa bệnh đề nghị thanh toán không đúng quy định; năm 2020 Thanh tra tỉnh tiến hành 01 cuộc thanh tra chuyên đề việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư y tế, đấu thầu thuốc chữa bệnh, đã ra quyết định thu hồi nộp ngân sách nhà nước là 936,881 triệu đồng).

Ngoài ra, BHXH tỉnh tiếp nhận 02 đơn phản ánh, đến nay các cơ sở khám chữa bệnh đã có văn bản trả lời đúng quy định.

2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân:

a) Về hạn chế, khó khăn:

- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện chế độ chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế ở cấp xã và một số đơn vị cấp huyện còn lúng túng, nhiều địa phương chưa coi chỉ tiêu phát triển bảo hiểm y tế là chỉ tiêu pháp lệnh nằm trong bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, chưa nắm chắc đối tượng được Nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, nhất là sau khi có Quyết định 861/QĐ-TTg, nên thiếu giải pháp đồng bộ, quyết liệt để tăng số người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Đến hết quý I năm 2022, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở một số địa phương vẫn còn thấp như thành phố Kon Tum 86,05%, Ngọc Hồi 79,23%, Kon Plông 87,65%. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 24.549 người (trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao) không còn được thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế, chiếm gần 5% dân số của tỉnh, đa số đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, hộ gia đình đông người nên khả năng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là rất thấp.

- Việc sai sót thông tin trên thẻ vẫn còn xảy ra, qua rà soát số thẻ phải cấp lại do sai thông tin trên thẻ của nhóm đối tượng được Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế là 21.777/55.000 thẻ đã làm ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp khám chữa bệnh khi phải điều trị nội trú.

- Cơ sở vật chất khám chữa bệnh ban đầu có nơi chưa đảm bảo. Một số nhân viên trạm y tế còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; việc triển khai các dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật đạt thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Một số trạm y tế được đầu tư thiết bị hiện đại nhưng việc đào tạo bổ sung nhân lực sử dụng thiết bị chưa kịp thời nên hiệu quả sử dụng thấp.

- Tình trạng cơ sở khám chữa bệnh chỉ định thuốc, xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật, chỉ định vào điều trị nội trú, kéo dài ngày điều trị ...quá mức cần thiết dẫn đến tỷ lệ chi bình quân xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thuốc nhóm vitamin, thuốc chế phẩm y học cổ truyền, tỷ lệ vào điều trị nội trú, tỷ lệ ngày điều trị nội trú bình quân và cơ cấu tiền giường bệnh nội trú tại một số cơ sở khám chữa bệnh còn cao so với bình quân chung của tỉnh, của vùng và toàn quốc.

b) Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn:

- Công tác phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đã được các cấp, ngành, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, chưa có giải pháp thực sự hiệu quả để tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa để hiểu về chính sách bảo hiểm y tế, tích cực tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế.

- Một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ tính ưu việt của chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế, vẫn còn tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự giác tham gia, chỉ tham gia mua thẻ khi bị bệnh.

- Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 có hiệu lực thực hiện ngay sau khi được ban hành, không có quy định chuyển tiếp đã gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện và người dân chưa chuẩn bị kịp về tâm lý cũng như kinh tế để tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Bên cạnh đó, một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn gặp khó khăn nên việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình chưa thực hiện được.

- Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng lớn đến việc khám chữa bệnh và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nhất là việc tiếp cận người dân để vận động tuyên truyền trực tiếp.

- Các quy định, hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế chưa đầy đủ, có quy định chậm được sửa đổi, bổ sung; việc chỉ định điều trị ngoại trú hay nội trú phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ định của Bác sỹ điều trị, dẫn đến khó khăn cho công tác giám định và xử lý đối với các trường hợp lạm dụng chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật và điều trị nội trú ở các cơ sở khám chữa bệnh.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ