Loading


Nghị quyết 66/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2022 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 66/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/12/2021
Ngày có hiệu lực 17/12/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Thị Kim Dung
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Xét Tờ trình số 133/TTr-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2022; các Báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 156/BC-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2021 của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.Dự báo tình hình vừa có thời cơ, thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức; đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Mục tiêu tổng quát của năm 2022 là: Tiếp tục tập trung thực hiện tốt phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực, công nghệ thông tin. Đẩy mạnh phát triển du lịch và các ngành dịch vụ; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa theo hướng chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế, hiệu quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi số; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển.

Thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư công, trọng tâm là các dự án hạ tầng trọng điểm và các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Quan tâm phát triển doanh nghiệp, đổi mới và củng cố hợp tác xã. Quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo lao động có tay nghề cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, xây dựng con người Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu phát triển; làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Điều 2. Chỉ tiêu chủ yếu

(1) Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng 8,3% so với năm 2021.

(2) GRDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm.

(3) Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá so sánh 2010) tăng trên 7,0%.

(4) Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng 16,6%.

(5) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá so sánh 2010) tăng 4,1% so với năm 2021.

(6) Trồng mới 9.700 ha rừng tập trung.

(7) Duy trì và giữ vững chất lượng các tiêu chí của 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 08 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới.

(8) Thu hút 2.280 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu xã hội về du lịch đạt 2.357 tỷ đồng.

(9) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 28.500 tỷ đồng.

(10) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.784 tỷ đồng.

(11) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 23,6%.

(12) Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học: mầm non 50%, tiểu học 68%, trung học cơ sở 63,3%, trung học phổ thông 29,4%.

(13) Có trên 90% tổng số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; trên 85% số thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 95% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 38 nhà văn hóa gắn với sân thể thao và khuôn viên.

(14) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) 22,4%; 94,2% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 37,1 giường; có 9,1 bác sỹ/10.000 dân; trên 95% người dân có thẻ bảo hiểm y tế.

(15) Số lao động được tạo việc làm 21.500 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt 24%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội 25,8%.

(16) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm trên 3%/năm.

(17) Tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 65%; có 98,5% dân cư thành thị được cung cấp nước sạch, 96,0% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 95,5% chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

(18) Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,7%.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ