Loading


Quyết định 01/2008/QĐ-KTNN về Chương trình hành động về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành

Số hiệu 01/2008/QĐ-KTNN
Ngày ban hành 29/01/2008
Ngày có hiệu lực 29/02/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Kiểm toán Nhà nước
Người ký Vương Đình Huệ
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán,Bộ máy hành chính

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 01/2008/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 01 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- VP Chủ tịch nước; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; VP Quốc hội; VP Chính phủ; HĐ Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB QPPL);
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Công báo;
- Lưu: Văn thư

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Vương Đình Huệ

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VỀ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-KTNN ngày 29/01/2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục thể chế hóa đường lối của Đảng nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Kiểm toán Nhà nước; xác định những nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai thực hiện để xây dựng Kiểm toán Nhà nước vững mạnh, chính quy và từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, hệ thống các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa các nội dung cần thực hiện về cải cách hành chính trong Kiểm toán Nhà nước; xây dựng các giải pháp thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Nghiêm túc tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình hành động về cải cách hành chính trên tất cả các nội dung trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Thực hiện khẩn trương và có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính trong toàn ngành Kiểm toán Nhà nước; tạo chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, xây dựng Kiểm toán Nhà nước từng bước chính quy, tiên tiến, hiện đại.

B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Cải cách thể chế hành chính

1.1. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến Kiểm toán Nhà nước và hoạt động kiểm toán nhà nước, chú trọng việc đảm bảo chất lượng và tính khả thi của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán nhà nước; cụ thể:

- Vụ Pháp chế định kỳ hàng năm tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động kiểm toán và cụ thể hóa việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới trong các chương trình xây dựng văn bản hàng năm của ngành; chú trọng việc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các điều kiện hoạt động kiểm toán nhà nước trong các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

- Đôn đốc, theo dõi tiến độ xây dựng văn bản theo chương trình thực hiện hàng năm; thực hiện nghiêm túc quy trình ban hành văn bản theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước đối với quản lý hoạt động kiểm toán và ở các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.

- Xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động kiểm toán.

1.2. Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy trình quản lý để đảm bảo tính công khai, minh bạch, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện chuyên môn trong mọi lĩnh vực hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, cụ thể:

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu các thủ tục hành chính, quy trình xử lý công việc trong phạm vi quản lý của Kiểm toán Nhà nước để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật, không phù hợp gây cản trở đến hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; chú trọng việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mọi công việc được quy định rõ ràng và thực hiện công khai các thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc và gắn với việc kiểm tra, đánh giá.

[...]
4