ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
100/2008/QĐ-UBND
|
Phan Rang-Tháp
Chàm, ngày 16 tháng 4 năm 2008
|
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày
03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị
định số 136/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị
định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
Theo đề nghị
của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại công văn số 266/VPUB-TH ngày 19
tháng 02 năm 2008 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 128/TTr-SNV ngày 26
tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Vị trí, chức
năng:
1. Văn phòng Ủy
ban nhân dân là cơ quan ngang sở, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Văn phòng Ủy
ban nhân dân có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tổ chức các
hoạt động chung của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo điều hành các hoạt động chung của bộ
máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và thông tin cho công chúng
theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động
của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo
Văn phòng: Chánh Văn phòng và không quá 3 Phó Chánh Văn phòng.
2. Các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Khối chuyên
viên nghiên cứu, gồm có:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Kinh tế
ngành.
- Phòng Văn
xã.
- Phòng Nội
chính.
- Phòng Xây dựng
cơ bản;
b) Phòng Ngoại
vụ;
c) Phòng Hành
chính - Tổ chức;
d) Phòng Quản
trị - Tài vụ.
Chức năng, nhiệm
vụ của Khối chuyên viên nghiên cứu và các Phòng chuyên môn trực thuộc:
1. Khối chuyên
viên nghiên cứu có nhiệm vụ:
1.1. Nghiên cứu,
đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ,
chính sách chung và các biện pháp chỉ đạo, điều hành công việc hằng ngày. Kiểm
tra và chuẩn bị các nội dung trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết;
1.2. Tổng hợp,
phân tích, tham gia xây dựng và có ý kiến thẩm tra độc lập các đề án, dự án,
các dự thảo văn bản của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố;
1.3. Dự thảo
các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chuẩn bị tổ chức và tham dự các
cuộc họp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì; dự thảo ban hành thông báo kết
luận nội dung các cuộc họp kịp thời;
1.4. Tham gia
các tổ công tác và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh và Chánh Văn phòng.
2. Các phòng chuyên môn có nghiệp
vụ:
2.1. Phòng Tổng hợp:
a) Giúp Chánh Văn phòng triển khai
và theo dõi việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và
của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân;
b) Xây dựng chương trình công tác
của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổng hợp và lập báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng và phương hướng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh theo định
kỳ: tuần, tháng; báo cáo đột xuất theo yêu cầu công tác và chương trình công
tác trọng tâm hằng năm;
c) Theo dõi tổng hợp tình hình;
đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh
giao theo định kỳ hằng tháng;
d) Tham dự các kỳ họp của Hội đồng
nhân dân tỉnh; các phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh; các buổi hội ý trong
ngày, họp giao ban hằng tuần giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh; giao ban hằng tháng của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ngành
để theo dõi, tổng hợp thông tin;
e) Giúp Chánh Văn phòng theo dõi,
tham mưu xử lý các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực khối
ngành tài chính, kế hoạch (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thống kê, ngân hàng,
kho bạc, thuế); hoạt động của các thành phần kinh tế;
f) Tham mưu xử lý các công việc:
- Những vấn đề liên quan đến dự án
đầu tư trong và ngoài nước trên các lĩnh vực.
- Những vấn đề liên quan thuộc
lĩnh vực tài chính đối với tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; các vướng mắc, tồn tại thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.
- Hồ sơ mua sắm tài sản của các cơ
quan hành chính Nhà nước; các nguồn vốn đầu tư phát triển.
2.2. Phòng Kinh tế ngành:
a) Giúp Chánh Văn phòng theo dõi,
tham mưu xử lý các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực khối
ngành kinh tế (nông - lâm - thủy sản, thông tin và truyền thông, khoa học và
công nghệ, công thương, giao thông - vận tải, tài nguyên và môi trường); chương
trình kinh tế biển;
b) Tham mưu xử lý các công việc:
- Hồ sơ liên quan đến công tác định
canh định cư, dự án công nghệ thông tin, hậu Đề án 112, kinh tế tập thể, phòng
chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Hồ sơ liên quan đến vật liệu nổ
công nghiệp, giấy phép khai thác khoáng sản.
2.3. Phòng Văn xã:
a) Giúp Chánh Văn phòng theo dõi,
tham mưu xử lý các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực khối
ngành văn hoá - xã hội (giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá; thể thao và du lịch;
lao động - thương binh và xã hội; phát thanh và truyền hình; bảo hiểm xã hội);
công tác dân tộc, tôn giáo; các hội, đoàn thể, Mặt trận; công tác thi đua khen
thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tham mưu xử lý các công việc
liên quan đến vốn Chương trình 120; chương trình mục tiêu quốc gia.
2.4. Phòng Nội chính:
a) Giúp Chánh Văn phòng theo dõi,
tham mưu xử lý các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực khối
nội chính (tư pháp, thanh tra, quân sự, công an, biên phòng, nội vụ, toà án, viện
kiểm sát nhân dân);
b) Tham mưu xử lý các công việc:
- Xử lý đơn thư, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tiếp dân và các vấn đề dân tộc, tôn giáo liên quan đến an ninh.
- Công tác an toàn giao thông; cải
cách hành chính. Xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực.
2.5. Phòng Xây dựng cơ bản:
a) Giúp Chánh Văn phòng theo dõi,
tham mưu xử lý các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước của Sở Xây dựng và
lĩnh vực khối ngành xây dựng cơ bản; các khu, cụm công nghiệp;
b) Tham mưu xử lý các công việc:
- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc tất các các nguồn vốn Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Hồ sơ liên quan đến địa điểm xây
dựng gắn với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các nội dung liên quan đến đất
đai.
- Hồ sơ liên quan đến phương án bồi
thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn tỉnh; Ban Chỉ đạo nhà ở,
đất ở của tỉnh.
Điều 4. Bãi bỏ Điều 2, Chương II của Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10
(mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|