Loading


Quyết định 109/2017/QĐ-UBND về Đề án phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030

Số hiệu 109/2017/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/10/2017
Ngày có hiệu lực 10/11/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/2017/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 31 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016, của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Thực hiện Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Thực hiện Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2232/TTr-SLĐTBXH ngày 17/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2017.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH);
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Tin học tỉnh (công báo);
- VPUB: CVP, PVP (HXN);
- Lưu: VT, KGVX. NVT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2030

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT:

Xã hội hóa là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội, huy động được các nguồn lực xã hội đáp ứng nhu cầu đa dạng về cung ứng dịch vụ công ngày càng tăng của nhân dân. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã dần ổn định và phát triển, góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động. Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại; một trong những nguyên nhân đó là do xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp chưa được chú trọng đẩy mạnh, nhận thức chưa đầy đủ và triển khai còn chậm.

[...]
4