Loading


Quyết định 11/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu 11/2007/QĐ-BCN
Ngày ban hành 14/02/2007
Ngày có hiệu lực 25/03/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/2007/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DỌC TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 37/VPCP-CN ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (bao gồm 116 huyện, thành phố, thị xã với tổng diện tích là 73.770 km2, 13,07 triệu người của 29 tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua) đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp dọc tuyến phải phù hợp với quy hoạch phát triển toàn ngành công nghiệp và quy hoạch phát triển công nghiệp của các tỉnh có tuyến đường đi qua;

b) Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực và hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu dân cư, khu đô thị...;

c) Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương có tuyến đường đi qua về tài nguyên thiên nhiên, con người, vị trí địa kinh tế... để có thể đứng vững trong bối cảnh hội nhập;

d) Phát triển công nghiệp phải chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn nguồn nước và bảo vệ môi trường;

đ) Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng dọc biên giới phía Tây và Tây Nam của Tổ quốc.

2. Định hướng phát triển

a) Tập trung phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh như thuỷ điện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực;

b) Tập trung xây dựng một số cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn làm hạt nhân phát triển cho từng khu vực như tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, bôxít - alumin Đắc Nông, các nhà máy xi măng lớn ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Tây Ninh và các nhà máy thuỷ điện như Tuyên Quang (Tuyên Quang), Cửa Đạt (Thanh Hoá), Bản Vẽ (Nghệ An), Quảng Trị (Quảng Trị);

c) Đồng bộ hoá, nâng cao chất lượng chế biến và nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu. Triển khai quy hoạch và từng bước hình thành các vùng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến và gắn với quy hoạch các cụm dân cư dọc tuyến như: cao su, cà phê, chè, mía đường, bông, cây nguyên liệu giấy;

d) Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhân nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hoá các dân tộc, đặc biệt ở những khu vực giao cắt với các tuyến hành lang Đông Tây để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho nhân dân dọc tuyến, góp phần xoá đói, giảm nghèo;

đ) Tổ chức lại sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị để tăng năng lực cho cơ khí sửa chữa, sản xuất các sản phẩm cơ khí nhỏ, công cụ lao động phục với sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp chế biến;

e) Xây dựng một số khu công nghiệp có quy mô hợp lý tại các trung tâm đầu mối lớn của các tỉnh. Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, các tổ hợp đa nghề tại các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ để phát triển công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ, sơ chế nguyên liệu, làm vệ tinh cho các khu công nghiệp; nâng cao năng lực, khả năng cơ giới hóa sản xuất nông lâm nghiệp; vận tải hàng hoá cho nông nghiệp, nông thôn.

3. Mục tiêu phát triển

a) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng bình quân 16 - 17%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và 14 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2020;

b) Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của 29 tỉnh từ 39,27% năm 2005 lên 40 - 41% năm 2010 và 42 - 44% năm 2020; so với cả nước tăng từ 9,2% năm 2005 lên 9,4 - 9,9% năm 2010 và 9,8 - 11,4% năm 2020.

c) Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất điện, vật liệu xây dựng và khai khoáng. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản giữ vai trò chủ lực, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp;

d) Tăng dần lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn 116 huyện đến năm 2010 là 1.300 - 1.400 ngàn người (tăng 350 - 450 ngàn người so với năm 2004); Đến năm 2020 là 2.600 - 2.700 ngàn người (tăng l.300 - 1.400 ngàn người so với 2004), góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.

4. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp

a) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản tại các địa bàn có khả năng tạo vùng nguyên liệu lớn, có khả năng cạnh tranh như: cà phê, cao su, tiêu, điều (khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ); chè, gỗ rừng trồng (khu vực phía Bắc); cá, tôm, thịt, rau quả, lương thực (khu vực Đồng bằng công Cửu Long). Kết hợp giữa quy mô lớn tập trung chế biến sâu, công nghệ hiện đại phục vụ xuất khẩu (ở các trung tâm lớn) với quy mô vừa và nhỏ phân tán chế biến thô với vai trò vệ tinh. Phát triển quy mô hộ gia đình theo nghề truyền thống phục vụ nhu cầu tại chỗ và cho khách du lịch.

b) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ